Chưa hết đâu nhé, chúng tớ còn méc bạn một cách học cực hay nữa: Đó là học tiếng Anh bằng thơ lục bát!
Chỉ với một trò chơi điện tử mà teen lại có thể học được môn Lịch sử đấy. Trò chơi thú vị này vừa đoạt giải đặc biệt tại cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần 7-2011”.
Phan Thanh Thanh và Nguyễn Văn Thế (lớp 12 chuyên tin Trường THPT Nguyễn Tất Thành, TP Kon Tum) đã sáng tạo phần mềm trò chơi điện tử mang tên “Vua cờ lau” đầy sinh động. Game này mô phỏng cuộc đời nhân vật lịch sử Đinh Bộ Lĩnh, các chi tiết lịch sử được tái hiện sống động. Người chơi game có thể dễ dàng tiếp cận, nhớ và thuộc các kiến thức lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, do game online chiếm nhiều thời gian và tiền bạc của học sinh nên Thanh và Thế quyết định làm “Vua cờ lau” dưới dạng game offline.
Ngoài game của hai bạn Thanh và Thế, còn có những game như “Anh Hùng Đất Việt”, “Thuận Thiên Kiếm” đưa người chơi trở về thời kỳ lịch sử oai hùng chống ngoại xâm của dân tộc ta. Các chuyên gia cho rằng sản xuất trò chơi trực tuyến có nội dung lịch sử Việt là một cách hay để giúp người chơi hiểu biết về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Học Vật lý bằng... lon nước
Khác với hàng triệu giáo viên khác, thầy Nguyễn Trung Anh Vũ (môn vật lý, Trường THCS Lê Quý Đôn, TP.HCM) lại cho học sinh mang chén, lon bia đến lớp để học môn Lý.
Một lần, thầy yêu cầu học sinh đặt lên bàn 7 cái chén, 7 ống nhựa được cắt nhỏ, 7 chai nước lọc… để tượng trưng cho 7 nốt nhạc. Sau đó thầy chỉ dẫn các bạn đổ nước vào chén và gõ theo lời những bài hát. Từ đó các học sinh nhanh chóng phân biệt được 7 nốt nhạc một cách dễ dàng.
Lại một thí nghiệm khác, học sinh đặt hai lon nước ngọt úp xuống bàn, một lon còn nước và một lon đã hết nước, sau đó thầy hướng dẫn cách nhận biết được lon nào còn nước và lon nào đã hết nước. Chỉ cần gõ vào hai lon nước, lon còn nước thì sẽ cho ra những âm trầm, lon hết nước sẽ cho ra những âm bổng. Vậy là tiết học về “Độ cao của âm” vô cùng hiệu quả. Các nhóm bắt đầu quây quần lại và cùng thực hiện, không khí của lớp học trở nên vui vẻ.
Những tiết học Lý khác, thầy còn “đổi món” cho học sinh bằng các đoạn phim, các video, hay những bài hát… sao cho phù hợp với nội dung bài giảng. Tiết học của thầy Vũ đã trở thành niềm mong đợi, háo hức cho nhiều HS ở Trường THCS Lê Quý Đôn.
Học theo Bản đồ tư duy
Bạn đã bao giờ nghe tới phương pháp học vô cùng hiệu quả này chưa?
Bản đồ tư duy (Mind Map) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy… là hình thức học theo nguyên tắc: từ một chủ đề chính tạo ra nhiều nhánh lớn, và từ một nhánh lớn lại tạo ra nhiều nhánh nhỏ các vấn đề liên quan.
Giáo sư Tony Buzan (Sinh năm 1942, tại London, Anh) đã tạo ra loại bản đồ này vào những năm 1960. Ông đã tới Việt Nam vào năm 2007, để giảng về phương pháp này.
Thầy Bùi Việt Hùng (môn Lý, trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP.HCM) là một trong những giáo viên đầu tiên của cả nước áp dụng hình thức giảng dạy này. Từ năm 2008 tới nay, thầy còn truyền thêm phương pháp cho các giáo viên khác trong trường.
Với phương pháp học mới này, học sinh rất thích thú. Giáo viên chỉ cần bảng đen và hộp phấn màu. Học sinh chỉ cần tờ giấy trắng và bút nhiều màu. Các bạn chuẩn bị bài kỹ càng trước khi đến lớp.
Đến giờ học, giáo viên thể hiện nội dung bài học bằng bản đồ tư duy trên bảng, ở dưới học sinh đối chiếu với bản đồ của mình, thấy thiếu thông tin nào thì bổ sung vào. Ngược lại, các teen cũng có thể cung cấp cho giáo viên những thông tin mà mình phát hiện. Một bài học dài 6 trang mà vẫn có thể thu hẹp nội dung trong một tờ giấy A4 thôi nhé.
Hiện nay, ngoài môn lý, trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa còn áp dụng phương pháp BĐTD trong các môn văn, sử, địa, toán… Cũng từ năm 2010, đã có tới 355 trường trong cả nước áp dụng việc thí điểm hình thức học mới này.
Học 3.000 từ vựng tiếng Anh qua thơ lục bát
Từ thời xưa, ca dao, tục ngữ, thơ lục bát đã là phương thức để lưu giữ và truyền bá kiến thức, kinh nghiệm sống. Ngày nay, thơ lục bát còn phát huy tác dụng đặc biệt tốt trong việc học… tiếng Anh!
Học 3.000 từ vựng qua một bài thơ lục bát dài tới gần 30 trang sách, mới nghe tưởng như vất vả nhưng đó lại là một trong những kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quả nhất mà nhiều học sinh ưa thích.
“Lục bát Anh Việt” là một bài thơ rất nổi tiếng trên internet giúp việc học từ vựng tiếng Anh nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Để có đầy đủ bài thơ này, các teen có thể lên các trang download sách, tài liệu miễn phí:
Long dài, short ngắn, tall cao
Here đây, there đó, which nào, where đâu
Sentence có nghĩa là câu
Lesson bài học, rainbow cầu vồng
…
Mountain là núi, hill đồi
Valley thung lũng, cây sồi oak tree
Tiền xin đóng học school fee
Yêu tôi dùng chữ love me chẳng lầm
To steal tạm dịch cầm nhầm
Tẩy chay boycott, gia cầm poultry
Cattle gia súc, ong bee
Something to eat chút gì để ăn
Một thành viên trên diễn đàn Kenhsinhvien.net chia sẻ rằng: “Mẹ từng mua bản photo bài thơ này về cho hai chị em mình học. Chỉ hơn 2 tuần là hai chị em tớ đã thuộc cả bài, hàng nghìn từ vựng tiếng Anh cũng không quá khó nhằn đâu".
Việc áp dụng những phương pháp học tập mới, sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức học truyền thống trong các trường phổ thông và mang lại hiệu quả bất ngờ. Có khi nào bạn nghĩ ra một cách học dễ dàng hơn mà lại nhớ lâu không? Hãy chia sẻ với chúng tớ nhé!
Theo Dân tin
Chỉ với một trò chơi điện tử mà teen lại có thể học được môn Lịch sử đấy. Trò chơi thú vị này vừa đoạt giải đặc biệt tại cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần 7-2011”.
Phan Thanh Thanh và Nguyễn Văn Thế (lớp 12 chuyên tin Trường THPT Nguyễn Tất Thành, TP Kon Tum) đã sáng tạo phần mềm trò chơi điện tử mang tên “Vua cờ lau” đầy sinh động. Game này mô phỏng cuộc đời nhân vật lịch sử Đinh Bộ Lĩnh, các chi tiết lịch sử được tái hiện sống động. Người chơi game có thể dễ dàng tiếp cận, nhớ và thuộc các kiến thức lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, do game online chiếm nhiều thời gian và tiền bạc của học sinh nên Thanh và Thế quyết định làm “Vua cờ lau” dưới dạng game offline.
Học Vật lý bằng... lon nước
Khác với hàng triệu giáo viên khác, thầy Nguyễn Trung Anh Vũ (môn vật lý, Trường THCS Lê Quý Đôn, TP.HCM) lại cho học sinh mang chén, lon bia đến lớp để học môn Lý.
Một lần, thầy yêu cầu học sinh đặt lên bàn 7 cái chén, 7 ống nhựa được cắt nhỏ, 7 chai nước lọc… để tượng trưng cho 7 nốt nhạc. Sau đó thầy chỉ dẫn các bạn đổ nước vào chén và gõ theo lời những bài hát. Từ đó các học sinh nhanh chóng phân biệt được 7 nốt nhạc một cách dễ dàng.
Những tiết học Lý khác, thầy còn “đổi món” cho học sinh bằng các đoạn phim, các video, hay những bài hát… sao cho phù hợp với nội dung bài giảng. Tiết học của thầy Vũ đã trở thành niềm mong đợi, háo hức cho nhiều HS ở Trường THCS Lê Quý Đôn.
Học theo Bản đồ tư duy
Bạn đã bao giờ nghe tới phương pháp học vô cùng hiệu quả này chưa?
Bản đồ tư duy (Mind Map) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy… là hình thức học theo nguyên tắc: từ một chủ đề chính tạo ra nhiều nhánh lớn, và từ một nhánh lớn lại tạo ra nhiều nhánh nhỏ các vấn đề liên quan.
Giáo sư Tony Buzan (Sinh năm 1942, tại London, Anh) đã tạo ra loại bản đồ này vào những năm 1960. Ông đã tới Việt Nam vào năm 2007, để giảng về phương pháp này.
Với phương pháp học mới này, học sinh rất thích thú. Giáo viên chỉ cần bảng đen và hộp phấn màu. Học sinh chỉ cần tờ giấy trắng và bút nhiều màu. Các bạn chuẩn bị bài kỹ càng trước khi đến lớp.
Đến giờ học, giáo viên thể hiện nội dung bài học bằng bản đồ tư duy trên bảng, ở dưới học sinh đối chiếu với bản đồ của mình, thấy thiếu thông tin nào thì bổ sung vào. Ngược lại, các teen cũng có thể cung cấp cho giáo viên những thông tin mà mình phát hiện. Một bài học dài 6 trang mà vẫn có thể thu hẹp nội dung trong một tờ giấy A4 thôi nhé.
Từ thời xưa, ca dao, tục ngữ, thơ lục bát đã là phương thức để lưu giữ và truyền bá kiến thức, kinh nghiệm sống. Ngày nay, thơ lục bát còn phát huy tác dụng đặc biệt tốt trong việc học… tiếng Anh!
Học 3.000 từ vựng qua một bài thơ lục bát dài tới gần 30 trang sách, mới nghe tưởng như vất vả nhưng đó lại là một trong những kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quả nhất mà nhiều học sinh ưa thích.
Long dài, short ngắn, tall cao
Here đây, there đó, which nào, where đâu
Sentence có nghĩa là câu
Lesson bài học, rainbow cầu vồng
…
Mountain là núi, hill đồi
Valley thung lũng, cây sồi oak tree
Tiền xin đóng học school fee
Yêu tôi dùng chữ love me chẳng lầm
To steal tạm dịch cầm nhầm
Tẩy chay boycott, gia cầm poultry
Cattle gia súc, ong bee
Something to eat chút gì để ăn
Một thành viên trên diễn đàn Kenhsinhvien.net chia sẻ rằng: “Mẹ từng mua bản photo bài thơ này về cho hai chị em mình học. Chỉ hơn 2 tuần là hai chị em tớ đã thuộc cả bài, hàng nghìn từ vựng tiếng Anh cũng không quá khó nhằn đâu".
Việc áp dụng những phương pháp học tập mới, sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức học truyền thống trong các trường phổ thông và mang lại hiệu quả bất ngờ. Có khi nào bạn nghĩ ra một cách học dễ dàng hơn mà lại nhớ lâu không? Hãy chia sẻ với chúng tớ nhé!
Theo Dân tin