- “Các nước có đông thí sinh dự thi kỹ năng nghề lại là những nước phát triển mạnh nhất, quan tâm đến đào tạo nghề nhiều nhất. Đó là điều buộc chúng ta phải suy nghĩ” - ông Dương Đức Lân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Trưởng đoàn Việt Nam tại World Skills London chia sẻ bên lề cuộc thi.
Kết thúc 4 ngày thi căng thẳng, đoàn Việt Nam đạt 7 chứng chỉ nghề xuất sắc và không có huy chương nào.
- Ông đánh giá thế nào về kết quả thi năm nay của thí sinh Việt Nam?
Ông Dương Đức Lân: Năm nay là năm thứ 3 Việt Nam dự thi tay nghề thế giới.
Tuy chưa được huy chương nhưng có thể nói mỗi kỳ tham gia, thí sính VN đều được Chứng chỉ nghề xuất sắc và năm sau số em đạt nhiều hơn năm trước. Đó là cố gắng lớn, đánh dấu sự nỗ lực rất cao trong đào tạo nghề của chúng ta đã ngày càng tiếp cận với kỹ năng của thế giới.
Bên cạnh đó cũng thấy rằng, đề thi năm nay ở tất cả các nghề đều khó và dài, khối lượng công việc lớn. Do vậy nhiều thí sinh các nước không hoàn thành bài thi.
Ví dụ nghề lắp đặt điện, 30 nước thi chỉ có 30% thí sinh hoàn thành bài.
Nghề cơ điện tử khối lượng công việc nhiều khiến thí sinh nhiều nước cũng không hoàn thành bài. Công nghệ thời trang thí sinh vừa làm vừa chạy. Và cũng do khối lượng công việc nhiều nên thí sinh không có thời gian kiểm tra lại bài dẫn đến còn nhiều sai sót.
- Từng dẫn đoàn đi thi tay nghề thế giới và khu vực nhiều lần, từ các hội thi này, đoàn Việt Nam học hỏi được điều gì thưa ông?
Thực tế đi thi tay nghề thế giới là thi kỹ năng. Kỹ năng anh vận hành một chương trình, một công việc đạt đến trình độ nào. Lãnh đạo, quản lý các quốc gia đều khẳng định kỹ năng nghề là vấn đề quan trọng nhất làm nên sự phát triển của thế giới.
Theo thống kê, bình quân các nước EU có 50% học sinh tốt nghiệp THCS đi vào học nghề, trong đó các nước như Đức, Séc, Phần Lan, Bỉ… số học sinh đi học nghề chiếm tới 70% . Và từ nhỏ, trẻ em đã được hướng nghiệp. Người ta cũng bàn đến mối quan hệ giữa đi thi tay nghề thế giới và sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.
Thông thường, thế giới và các nước cứ theo tiêu chuẩn sản xuất đã được áp dụng nhưng mỗi lần đi thi thế giới thế này họ lại được cập nhật và thiết lập một kỹ năng nghề đỉnh cao mới (top skills).
Top skills này sẽ chỉ dẫn thế giới thay đổi công nghệ, thay đổi vật liệu, thay đổi kỹ năng cơ bản để có tiêu chuẩn sản phẩm cao hơn.
Từ đó mỗi nước tham gia biết mình đang đạt ở mức độ nào. Nếu được cập nhật, mọi người sẽ biết mình đang ở đâu. Và để cạnh tranh đạt tiêu chuẩn mới anh phải đầu tư công nghệ, đầu tư cho phát triển kỹ năng để tăng năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm. Qua đó thúc đẩy các nền kinh tế phát triển không ngừng. Điều này có ý nghĩa rất lớn đói với những quốc gia đang phát triển như chúng ta.
Hội nhập ASEAN và thế giới chúng ta cập nhật được công nghệ tiên tiến và kỹ năng mới nhất giúp tăng năng xuất lao động gấp 10 lần, 20 lần, chất lượng sản phẩm tăng lên, giá thành hạ xuống. Điều này vô cùng ý nghĩa đối với học sinh và đặc biệt là đội ngũ chuyên gia. Nếu anh đi thăm quan, người ta có thể chỉ cho anh đây là cái máy mới nhất có thể 1 phút làm ra 100 trăm sản phẩm, nhưng không ai chỉ cho anh cách thức vận hành, kỹ năng, kỹ xảo ra sao. Nhưng đến hội thi thì tất cả được mở ra và chuyên gia lẫn học sinh của chúng ta được học hỏi được từ đây.
Một điều nữa là, tại các cuộc hội thảo hội nghị bên lề hội nghị, các nước phát triển như Pháp, Đức, Anh, Ý… người ta nói, thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế chao đảo nhưng họ không hề hấn gì vì đất nước họ có đội ngũ lao động được đào tạo kỹ năng nghề tốt, sản phẩm của họ liên tục đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế nên nền kinh tế phát triển rất bền vững. Còn các nước có nền kinh tế ảo thì chao đảo khốn đốn khi chứng khoán và ngân hàng biến động lớn. Điều này cũng thể hiện tại hội thi này.
Xin cảm ơn ông
Kết thúc 4 ngày thi căng thẳng, đoàn Việt Nam đạt 7 chứng chỉ nghề xuất sắc và không có huy chương nào.
- Ông đánh giá thế nào về kết quả thi năm nay của thí sinh Việt Nam?
Ông Dương Đức Lân: Năm nay là năm thứ 3 Việt Nam dự thi tay nghề thế giới.
Tuy chưa được huy chương nhưng có thể nói mỗi kỳ tham gia, thí sính VN đều được Chứng chỉ nghề xuất sắc và năm sau số em đạt nhiều hơn năm trước. Đó là cố gắng lớn, đánh dấu sự nỗ lực rất cao trong đào tạo nghề của chúng ta đã ngày càng tiếp cận với kỹ năng của thế giới.
Bên cạnh đó cũng thấy rằng, đề thi năm nay ở tất cả các nghề đều khó và dài, khối lượng công việc lớn. Do vậy nhiều thí sinh các nước không hoàn thành bài thi.
Ví dụ nghề lắp đặt điện, 30 nước thi chỉ có 30% thí sinh hoàn thành bài.
Nghề cơ điện tử khối lượng công việc nhiều khiến thí sinh nhiều nước cũng không hoàn thành bài. Công nghệ thời trang thí sinh vừa làm vừa chạy. Và cũng do khối lượng công việc nhiều nên thí sinh không có thời gian kiểm tra lại bài dẫn đến còn nhiều sai sót.
- Từng dẫn đoàn đi thi tay nghề thế giới và khu vực nhiều lần, từ các hội thi này, đoàn Việt Nam học hỏi được điều gì thưa ông?
Thực tế đi thi tay nghề thế giới là thi kỹ năng. Kỹ năng anh vận hành một chương trình, một công việc đạt đến trình độ nào. Lãnh đạo, quản lý các quốc gia đều khẳng định kỹ năng nghề là vấn đề quan trọng nhất làm nên sự phát triển của thế giới.
Theo thống kê, bình quân các nước EU có 50% học sinh tốt nghiệp THCS đi vào học nghề, trong đó các nước như Đức, Séc, Phần Lan, Bỉ… số học sinh đi học nghề chiếm tới 70% . Và từ nhỏ, trẻ em đã được hướng nghiệp. Người ta cũng bàn đến mối quan hệ giữa đi thi tay nghề thế giới và sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.
Sôi động cuộc đua tay nghề thế giới
Các nẻo đường tại hội thi chật kín. World Skills London thực sự là
sân khấu lớn cho những ý tưởng và kỹ năng nghề giỏi trình diễn và truyền
cảm hứng.
|
Top skills này sẽ chỉ dẫn thế giới thay đổi công nghệ, thay đổi vật liệu, thay đổi kỹ năng cơ bản để có tiêu chuẩn sản phẩm cao hơn.
Từ đó mỗi nước tham gia biết mình đang đạt ở mức độ nào. Nếu được cập nhật, mọi người sẽ biết mình đang ở đâu. Và để cạnh tranh đạt tiêu chuẩn mới anh phải đầu tư công nghệ, đầu tư cho phát triển kỹ năng để tăng năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm. Qua đó thúc đẩy các nền kinh tế phát triển không ngừng. Điều này có ý nghĩa rất lớn đói với những quốc gia đang phát triển như chúng ta.
Hội nhập ASEAN và thế giới chúng ta cập nhật được công nghệ tiên tiến và kỹ năng mới nhất giúp tăng năng xuất lao động gấp 10 lần, 20 lần, chất lượng sản phẩm tăng lên, giá thành hạ xuống. Điều này vô cùng ý nghĩa đối với học sinh và đặc biệt là đội ngũ chuyên gia. Nếu anh đi thăm quan, người ta có thể chỉ cho anh đây là cái máy mới nhất có thể 1 phút làm ra 100 trăm sản phẩm, nhưng không ai chỉ cho anh cách thức vận hành, kỹ năng, kỹ xảo ra sao. Nhưng đến hội thi thì tất cả được mở ra và chuyên gia lẫn học sinh của chúng ta được học hỏi được từ đây.
Một điều nữa là, tại các cuộc hội thảo hội nghị bên lề hội nghị, các nước phát triển như Pháp, Đức, Anh, Ý… người ta nói, thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế chao đảo nhưng họ không hề hấn gì vì đất nước họ có đội ngũ lao động được đào tạo kỹ năng nghề tốt, sản phẩm của họ liên tục đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế nên nền kinh tế phát triển rất bền vững. Còn các nước có nền kinh tế ảo thì chao đảo khốn đốn khi chứng khoán và ngân hàng biến động lớn. Điều này cũng thể hiện tại hội thi này.
Xin cảm ơn ông
- Chử Hà (từ London, Anh)