Hội thảo máy móc Đài Loan sáng tạo và thông minh được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC),Q.7, TP.HCM chiều ngày 3/7/2018.

{keywords}
 Hội thảo máy móc Đài Loan sáng tạo và thông minh nằm trong khuôn khổ MTA 2018

Đây là buổi gặp mặt giới thiệu và giao lưu giữa các doanh nghiệp Việt Nam với một số doanh nghiệp và Viện nghiên cứu của Đài Loan, nằm trong khuôn khổ MTA 2018 (Triển lãm và Hội thảo lần thứ 16 về máy công cụ, cơ khí chính xác và gia công kim loại).

Theo đó, năm 2017, Việt Nam đã nhập đến 106,9 triệu USD máy công cụ Đài Loan và là thị trường nhập khẩu máy lớn thứ 7 của Đài Loan, nổi bật là nhu cầu về máy gia công cơ khí. Hiện tại Đài Loan là nhà cung cấp lớn thứ 4 cho Việt Nam.

{keywords}
Nhiều vấn đề được gợi mở thông qua Hội thảo máy móc sáng tạo và thông minh Đài Loan

Đặc biệt, trong xu thế Công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp Đài Loan có chuỗi cung ứng từ linh kiện chủ chốt, mô-đun tự động hóa, đến hệ thống tích hợp; từ đó cung cấp các giải pháp về tự động hóa, rô-bốt, cảm ứng và điều khiển. Với lợi thế công nghệ, Đài Loan có thể cung cấp giải pháp về bảo trì phòng vệ, kiểm soát từ xa, chẩn đoán thiết bị,…

Tại triển lãm lần này, doanh nghiệp Đài Loan tập trung vào các giải pháp “Sản xuất Thông minh”. Hiện nay, quy mô thị trường của hệ thống “Sản xuất Thông minh” đang tăng mạnh từ năm, từ 225 tỉ USD năm 2017 lên đến 250 tỉ USD năm 2018 và dự báo 320 tỉ USD năm 2020. Hơn nữa, “sản xuất thông minh” là nền tảng để tạo ra năng lực cạnh tranh khác biệt của những ngành công nghiệp trị giá ngàn tỉ USD, bao gồm hàng không, bán dẫn, máy móc, kim khí, IT, viễn thông, năng lượng, thực phẩm, dệt may…

{keywords}
 Bà Fang-Miao Lin, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Ngoại thương Đài Loan - TAITRA

Điểm nổi trội có thể dễ nhận biết là những thiết bị chính xác đang được kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI Technology) để hình thành những chiếc máy thông minh. Tiếp theo, những máy này được kết hợp để tạo ra hệ thống sản xuất thông minh.

Trên cơ sở một trường hợp điển hình về ngành sản xuất linh kiện ôtô của Đài Loan, có thể hệ thống hóa toàn bộ 5 loại hình sản xuất thông minh, bao gồm: Giám sát (điều hành thống kê, pháp hiện bất thường, kiểm soát chất lượng); Chẩn đoán (chẩn đoàn chất lượng sản phẩm và vật liệu, chẩn đoán nhiễu); Điều khiển (Điều khiển qui trình động, điểu khiển chu trình kín); Hiển thị (các chỉ số, nguyên nhân lỗi, hành động xử lý); Dự báo kết quả (thiết bị và hệ thoongs0 và dự báo hiệu quả (quá trình và năng lượng)

Kinh nghiệm từ các Tập đoàn công nghệ hàng đầu Đài Loan như Hiwin, Tongtai (TTGroup), Takisawa Technology,... là một ví dụ điển hình về công nghệ sản xuất toàn cầu.

{keywords}
 Ông John Tang, Giám đốc Trung tâm Thương mại Đài Loan (TAITRA) nhấn mạnh lý do tổ chức Hội thảo

Minh chứng như Takisawa Technology vốn nổi tiếng về cung cấp thiết bị sản xuất các bộ điều khiển và hệ thống truyền động, cũng như các bộ phận khác cho các hãng xe lớn như Honda, Ford, Peugeot, Fiat… cho đến các hãng thiết bị như Denso và KYB của Nhật, SEAT của Tây Ban Nha, hay Valeo của Pháp.

Đến với MTA 2018, Takisawa giới thiệu hệ thống điều hành sản xuất thông minh (Takisawa intelligent Manufacturing Executive System) ứng dụng MES và IoT. Hãng cung cấp giải pháp qua điện thoại đi động để kiểm soát và phân tích hoạt động của từng bộ phận đến tổng thể nhà máy, cũng như phân tích từ nhập liệu đầu vào đến tồn kho đầu ra của nhà máy.

Tấn Tài