{keywords}
Hơn 12.000 tỷ đồng hỗ trợ các dân tộc thiểu số Quảng Nam giảm nghèo bền vững

Những năm qua, công tác dân tộc và chính sách dân tộc được quan tâm thực hiện nghiêm túc, đồng bộ; các địa phương đã sử dụng các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Trung ương (8.252 tỷ đồng) và tỉnh (3.941 tỷ đồng) để tập trung giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới; xây dựng hàng ngàn công trình hạ tầng; công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngày càng được tăng cường; có 1.320 cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia công tác tại các cơ quan ở các cấp; đến nay, có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã;

100% xã được tiếp cận điện lưới quốc gia; 100% xã có trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế; tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số giảm bình quân 6,5%/năm; thu nhập năm 2018 bình quân đầu người khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tăng; đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên; tập tục lạc hậu, nhất là du canh du cư tự do, hôn nhân cận huyết thống… được loại bỏ dần.

Nhằm giúp đồng bào giảm nghèo bền vững, tới đây Quảng Nam tiếp tục tập trung nguồn lực phát triển sản xuất; tăng cường tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không để điểm nóng xảy ra trên địa bàn dân tộc thiểu số.

Quảng Nam có 18 huyện, thị xã, thành phố; trong đó có 9 huyện miền núi với diện tích 7.760,7km2, chiếm 73,4% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh (có 14 xã với 157,42km chung đường biên giới với Lào); có 139.060 người thuộc 37 dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn. Các dân tộc (chủ yếu là Co tu, Cor, Giẻ- triêng, Xơ đăng...) sinh sống theo từng làng, nóc, làm nương rẫy, lúa nước và phát triển trồng cây công nghiệp, dược liệu như: cao su, sâm Ngọc Linh, ba kích, Sa Nhân và chăn nuôi bò, dê…

Bài: Lê Thanh Hùng - nhóm PV
Ảnh: Lê Anh Dũng - Nhóm PV