- Số lượng các thí sinh lựa chọn bài thi khoa học xã hội (KHXH) tăng cao, vượt xa so với lượng số thí sinh chọn bài thi khoa học tự nhiên (KHTN), chiếm tới hơn 50% tổng số thí sinh.

Theo Bộ GD-ĐT, kết quả đăng ký dự thi năm nay đã cho thấy bức tranh hoàn toàn khác so với các năm trước. Thí sinh chọn bài thi KHXH cao hơn bài thi KHTN mặc dù khi đăng ký xét tuyển vào đại học khối ngành tự nhiên vẫn chiếm tỉ lệ áp đảo so với khối ngành xã hội.

{keywords}
Hơn 50% thí sinh lựa chọn bài thi có môn Sử, Địa. Ảnh: Đinh Tuấn.

Theo Bộ GD-ĐT, các năm trước, chủ yếu thí sinh chỉ chọn môn ưu thế trùng với môn đã chuẩn bị để đăng ký xét tuyển ĐH. Do tổ hợp truyền thống toán- lý- hoá (khối A cũ) được nhiều ngành sử dụng để xét tuyển hơn tổ hợp văn- sử- địa (khối C cũ), nên số thí sinh đăng ký dự thi các môn khoa học tự nhiên trong kỳ thi THPT quốc gia cao vượt trội so với các môn khoa học xã hội.

Tuy nhiên, với phương án thi năm 2017 có xuất hiện các bài thi tổ hợp, quy chế cho phép thí sinh được lựa chọn một trong hai bài thi, nhưng cũng có thể chọn lựa cả hai bài để lấy kết quả bài thi cao hơn xét tốt nghiệp. Với quy định như vậy, bên cạnh việc lựa chọn bài thi để xét tuyển vào ĐH, thí sinh cũng cân nhắc chọn bài thi phù hợp để đủ điều kiện xét công nhận tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, niệc đổi mới phương thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm, không bắt buộc học sinh phải học thuộc lòng máy móc cũng giúp cho thí sinh ôn tập các môn xã hội hiệu quả hơn.

Ngoài ra, năm nay các trường cũng đề ra các tổ hợp xét tuyển mới trong đó nhiều tổ hợp có các môn xã hội cũng tạo điều kiện cho thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn phương án đăng ký xét tuyển hơn.

Đó chính là những lý do số lượng thí sinh chọn bài thi KHXH tăng lên nhiều (trong khi thí sinh chọn bài thi KHTN vẫn giữ ổn định như các năm trước).

13% thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng

Thống kê dữ liệu cho thấy năm nay tỉ lệ thí sinh thi để lấy kết xét tuyển vào ĐH chiếm khoảng 75%, cao hơn năm ngoái khoảng 5%.

Bên cạnh đó, 

Mặc dù năm nay, thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng vào các ngành, trường đại học thay vì bị giới hạn 4 nguyện vọng như năm 2016, tuy nhiên, có tới 13% tổng số thí sinh năm nay chỉ đăng ký 1 nguyện vọng và tới hơn 30% thí sinh chỉ đăng ký 2 nguyện vọng.

Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho hay, phần đông thí sinh chỉ chọn 4-5 nguyện vọng xét tuyển. Đa số thí sinh đã có suy nghĩ kỹ càng khi thực hiện đăng ký: đăng ký một vài nguyện vọng cao hơn kết quả thi dự kiến, một vài nguyện vọng sát với kết quả dự kiến và một vài nguyện vọng thấp hơn kết quả dự kiến.

Theo dự đoán của Bộ GD-ĐT, với cách thức đăng ký xét tuyển như vậy thì sau khi có kết quả thi sẽ có ít thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng, trừ những thí sinh có kết quả thi lệch xa xa với kết quả mà các em dự kiến.

Lê Văn