Lãi khủng bộ 3 Honda, Ford và Toyota mang về cho VEAM hơn 3.317 tỷ |
Theo báo cáo tài chính mới nhất của VEAM, doanh thu thuần đạt 1.116 tỷ đồng, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước (1.626 tỷ). Lợi nhuận gộp của công ty mẹ từ hoạt động kinh doanh chỉ đạt 101,3 tỷ đồng, giảm 25% so với quý II/2018.
Tuy nhiên, điểm sáng lớn nhất trong báo cáo tài chính của VEAM tiếp tục là nguồn thu từ các công ty liên kết. Chỉ trong quý II/2019, những công ty liên kết đáng chú ý của VEAM như Honda Việt Nam, Ford Việt Nam hay Toyota Việt Nam đã đem về cho doanh nghiệp này khoảng hơn 2.108 tỷ đồng. Cộng dồn nửa tháng đầu năm 2019 con số này đặc biệt ấn tượng với hơn 3.317 tỷ đồng từ các công ty liên kết. Doanh thu này tăng mạnh khoảng hơn 12% so với cùng kỳ năm 2018 (2.964 tỷ đồng).
Trong danh sách 8 công ty mà VEAM góp vốn có những cái tên dễ nhận diện như: Công ty CP Nakyco (tỷ lệ sở hữu 49%), Công ty CP Cơ khí An Giang (tỷ lệ sở hữu 47,41%), Công ty CP Matexin Hải Phòng (tỷ lệ sở hữu 20,38%)... Tuy nhiên, bộ 3 đáng chú ý nhất vẫn là Công ty Honda Việt Nam (tỷ lệ sở hữu 30%), Công ty TNHH Ford Việt Nam (tỷ lệ sở hữu 25%) và Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (tỷ lệ sở hữu 20%).
Doanh thu khủng kể trên phần lớn đến từ việc được chia cổ tức của 3 ông lớn ngành ô tô. Điều này cũng có thể thấy nền công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn là con gà đẻ trứng vàng cho 3 ông lớn Honda, Ford và Toyota.
Phần doanh thu ghi nhận lượng lớn thuộc về các công ty liên kết với VEAM |
Trước đây vào năm 1995, VEAM và Toyota thống nhất thành lập Toyota Việt Nam. Theo các điều khoảng đã ký, việc hợp tác sẽ chấm dứt vào năm 2035. Toyota có điều khoản liên quan việc mua lại cổ phần của VEAM tại doanh nghiệp này nếu nhà nước giảm tỷ lệ sở hữu tại đây xuống dưới 51%.
Trong khi đó, Honda Việt Nam được thành lập sau một năm và thỏa thuận cũng kéo dài 40 năm. VEAM sở hữu 30% vốn điều lệ, còn lại Honda Motor Thái Lan nắm 28% và Honda Motor Nhật Bản nắm 42%. Dù không quy định việc mua lại cổ phần, nếu đối tượng thực hiện là một doanh nghiệp cùng ngành và xuất hiện mối đe dọa tiềm ẩn với hoạt động kinh doanh của Honda Việt Nam thì điều khoản này có thể được kích hoạt.
Hiện tại, nhiều thành viên 'biệt phái' từ VEAM vẫn đang giữ những vị trí chủ chốt về đối ngoại của những liên doanh lớn nêu trên.
Tại Đại hội tới đây, Hội đồng quản trị (HĐQT) VEAM sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh Công ty mẹ với doanh thu thuần dự kiến 2.398 tỷ đồng, giảm 18% so với năm trước. Doanh thu tài chính dự tăng 32% lên 7.243 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ cũng theo đó dự tăng 23% so với năm 2018 lên 6.402 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 6/2019, tổng tài sản của VEAM đã tăng 3.000 tỷ đồng so với đầu năm lên 29.421 tỷ đồng. Trong đó, lượng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn tăng gần 2.400 tỷ đồng so với đầu kỳ lên tới 12.377 tỷ đồng, chiếm 42% tổng tài sản. Ngoài ra, VEAM còn để dành được hơn 14.635 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Tuy nhiên, hiện tại VEAM đang vướng phải khá nhiều "lùm xùm" về nhân sự cũng như công tác quản lý. Kết luận mới đây của Bộ Công thương đã nêu rõ một loạt các vi phạm củaVEAM trong việc quản lý, sử dụng đất đai. Cụ thể, VEAM đã quản lý đất không đúng quy định tại các khu đất 25A Vũ Ngọc Phan (quận Đống Đa, Hà Nội); lô đất 27B Khu công nghiệp Quang Minh, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, HN. Ngoài ra, Công ty TNHHH MTV Cơ khí Trần Hưng Đạo cũng chưa xin ý kiến của VEAM/Chủ tịch Công ty khi ký kết phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại số 18 Tam Trinh, tài sản nhà nghỉ Sầm Sơn gây thiệt hại số tiền là hơn 6,8 tỷ đồng giá trị được xác định lại để cổ phần hoá của nhà nghỉ Sầm Sơn..... |
Theo Thời đại
Tỷ phú Trung Quốc chi 9 tỷ USD mua cổ phần hãng xe Mercedes
Ông chủ Tập đoàn Zhejiang Geely của Trung Quốc vừa mua một lượng cổ phần trị giá 9 tỷ USD để qua đó trở thành cổ đông lớn nhất của hãng Mercedes.