- Vở kịch thơ đầu tiên của sân khấu miền Nam khảo sát bản chất quyền lực của tình yêu bằng câu chuyện nội cung thời phong kiến đầy nước mắt éo le.
Đã lâu khán giả mới lại thấy một vở diễn mang phong vị khác biệt trên sân khấu Idecaf, địa chỉ xem kịch quen thuộc của người dân Sài Gòn. Ra mắt khán giả vào cuối tuần qua, vở kịch thơ Quyền lực tình yêu với nội dung cảm động và nhiều tính chính luận, là khoảng cách dài so với loạt kịch “sốc, sex, hài” mà sân khấu trình diễn gần đây như Họng súng vô hình, Lùng người trong mộng, Hồn Trương Phi da hàn tỷ…
Sự trở lại khác biệt của Idecaf
Quyền lực tình yêu được xem là vở kịch thơ đầu tiên của sân khấu miền Nam do đạo diễn Hữu Châu dàn dựng từ kịch bản của tác giả Nguyễn Quang Vinh. Kịch bản từng được một sân khấu phía Bắc dàn dựng, nhưng không thành công. Năm 2005, Nhà hát Tuổi Trẻ (Hà Nội) dựng Kiều Loan, vở kịch thơ của thi sĩ Hoàng Cầm, gây tiếng vang tại Hội diễn sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009 tại TP.HCM.
Đạo diễn Hữu Châu gần như đã có một bảng phân vai lý tưởng với dàn ngôi sao NSƯT Thành Lộc, NSƯT Mỹ Duyên, Hồng Ánh, Hoàng Trinh, Đức Thịnh, Đình Toàn, Thanh Vân…Hữu Châu còn nhận thêm vai thằng hề, một nhân vật độc đáo trong câu chuyện. Họ đủ kinh nghiệm sân khấu để hóa thân vào các nhân vật chất chứa nhiều niềm riêng trong chốn “thâm cung bí sử”.
Vai diễn nặng ký nhất chắc chắn thuộc về NSƯT Thành Lộc, người chuẩn bị mừng sinh nhật tuổi 50 vào ngày 3/11 tới đây. Anh vào vai ông vua thành công ngoài chiến trận, nắm trong tay quyền sinh sát, định đoạt số phận của người khác. Vương quyền trong tay khiến ông nghĩ mình đương nhiên và xứng đáng nhận được tình yêu từ cô thôn nữ Kiều Minh xinh đẹp (NSƯT Mỹ Duyên), mà ông chọn làm thứ phi trong một chuyến đi thị sát dân dã.
Điều ông không thể ngờ là nàng thứ phi đã dành trọn tình yêu và tấm lòng thủy chung, son sắt của mình cho võ tướng Hoàng Bình (Quốc Trường) từ trước ngày vào cung. Giữa chốn cung cấm, tiếng gọi tình yêu thêm mãnh liệt, đẩy Hoàng Bình thỉnh thoảng liều mình đột nhập nội cung để thăm người yêu.
Bất kể những yêu chiều và… nài nỉ, Kiều Minh vẫn cự tuyệt tình yêu của nhà vua, trở thành hình ảnh đối cực với nhân vật Hoàng phi (Hồng Ánh), người luôn tỏ ra thần phục và đặt tình yêu tuyệt đối. Nhưng chính Hoàng phi lại là người phản bội nhà vua bằng những mưu toan ám hại Kiều Minh và tìm kiếm đứa con nối dõi bằng quan hệ bất chính với cận thần.
Ngụ ngôn về quyền lực
Có thể xem vở diễn là một ngụ ngôn về quyền lực, được khảo sát như một khía cạnh ít được bàn tới của tình yêu. Quyền lực của tình yêu thuần khiết và thủy chung mang lại sức mạnh giúp đôi trai gái Hoàng Bình – Kiều Minh vượt qua tất cả những oan trái, sẵn sàng chết bên nhau. Nhưng cũng có những tình yêu giả dối, áp đặt mang sức mạnh hủy diệt con người trong mê muội, tội ác.
Những người dựng vở có nhiều dụng ý khi lấy màu trắng làm chủ đạo trong thiết kế sân khấu, xen màu xám lẫn màu đen vào những lúc câu chuyện đặc quánh những âm mưu đen tối. Âm nhạc của nhạc sĩ Việt Anh, người đã viết riêng cho vở diễn ca khúc “Đừng bỏ tôi dưới bầu trời” và nhiều đoạn nhạc khác, đã mang lại không gian cảm xúc tươi mới, hiện đại cho vở diễn, mà không cần câu nệ quá nhiều âm nhạc dân gian cho phù hợp bối cảnh.
Điều đáng tiếc, vở diễn tuy có nội dung chính luận sâu sắc, nhưng lại quá thiếu và còn hơi đơn giản trong các chi tiết, nhiều lớp ý nghĩa được “tuyên ngôn” trong lời thoại hơn là để bản thân câu chuyện khiến người xem phải suy nghĩ. Rõ ràng, đây là một rủi ro của thể loại kịch thơ, bởi tất cả các đoạn đối thoại đều phải chuyển tải bằng thơ, mà thơ vốn không mang nặng trách nhiệm thông tin trong câu chữ. Vì vậy, vở vẫn để lộ đây đó những đoạn văn nói để thúc đẩy diễn biến câu chuyện.
Tuy nhiên, tài diễn xuất và làm chủ sân khấu của dàn diễn viên (trừ Quốc Trường còn hơi yếu), cộng thêm thủ pháp dàn dựng các lớp cảnh hấp dẫn có thể khiến khán giả ít có thời gian để… hoài nghi.
Minh Chánh
Đã lâu khán giả mới lại thấy một vở diễn mang phong vị khác biệt trên sân khấu Idecaf, địa chỉ xem kịch quen thuộc của người dân Sài Gòn. Ra mắt khán giả vào cuối tuần qua, vở kịch thơ Quyền lực tình yêu với nội dung cảm động và nhiều tính chính luận, là khoảng cách dài so với loạt kịch “sốc, sex, hài” mà sân khấu trình diễn gần đây như Họng súng vô hình, Lùng người trong mộng, Hồn Trương Phi da hàn tỷ…
"Quyền lực tình yêu" có dàn diễn viên nhiều kinh nghiệm sân khấu như NSƯT Thành Lộc, NSƯT Mỹ Duyên, Hồng Ánh, Hữu Châu |
Quyền lực tình yêu được xem là vở kịch thơ đầu tiên của sân khấu miền Nam do đạo diễn Hữu Châu dàn dựng từ kịch bản của tác giả Nguyễn Quang Vinh. Kịch bản từng được một sân khấu phía Bắc dàn dựng, nhưng không thành công. Năm 2005, Nhà hát Tuổi Trẻ (Hà Nội) dựng Kiều Loan, vở kịch thơ của thi sĩ Hoàng Cầm, gây tiếng vang tại Hội diễn sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009 tại TP.HCM.
Đạo diễn Hữu Châu gần như đã có một bảng phân vai lý tưởng với dàn ngôi sao NSƯT Thành Lộc, NSƯT Mỹ Duyên, Hồng Ánh, Hoàng Trinh, Đức Thịnh, Đình Toàn, Thanh Vân…Hữu Châu còn nhận thêm vai thằng hề, một nhân vật độc đáo trong câu chuyện. Họ đủ kinh nghiệm sân khấu để hóa thân vào các nhân vật chất chứa nhiều niềm riêng trong chốn “thâm cung bí sử”.
Vai diễn nặng ký nhất chắc chắn thuộc về NSƯT Thành Lộc, người chuẩn bị mừng sinh nhật tuổi 50 vào ngày 3/11 tới đây. Anh vào vai ông vua thành công ngoài chiến trận, nắm trong tay quyền sinh sát, định đoạt số phận của người khác. Vương quyền trong tay khiến ông nghĩ mình đương nhiên và xứng đáng nhận được tình yêu từ cô thôn nữ Kiều Minh xinh đẹp (NSƯT Mỹ Duyên), mà ông chọn làm thứ phi trong một chuyến đi thị sát dân dã.
NSƯT Thành Lộc vào vai ông vua mang cả sự tỉnh táo lẫn ngộ nhận về tình yêu trên đỉnh cao quyền lực |
Bất kể những yêu chiều và… nài nỉ, Kiều Minh vẫn cự tuyệt tình yêu của nhà vua, trở thành hình ảnh đối cực với nhân vật Hoàng phi (Hồng Ánh), người luôn tỏ ra thần phục và đặt tình yêu tuyệt đối. Nhưng chính Hoàng phi lại là người phản bội nhà vua bằng những mưu toan ám hại Kiều Minh và tìm kiếm đứa con nối dõi bằng quan hệ bất chính với cận thần.
Ngụ ngôn về quyền lực
Có thể xem vở diễn là một ngụ ngôn về quyền lực, được khảo sát như một khía cạnh ít được bàn tới của tình yêu. Quyền lực của tình yêu thuần khiết và thủy chung mang lại sức mạnh giúp đôi trai gái Hoàng Bình – Kiều Minh vượt qua tất cả những oan trái, sẵn sàng chết bên nhau. Nhưng cũng có những tình yêu giả dối, áp đặt mang sức mạnh hủy diệt con người trong mê muội, tội ác.
Sau "Hãy khóc đi em", Hồng Ánh tiếp tục vai phản diện trong "Quyền lực tình yêu" |
Điều đáng tiếc, vở diễn tuy có nội dung chính luận sâu sắc, nhưng lại quá thiếu và còn hơi đơn giản trong các chi tiết, nhiều lớp ý nghĩa được “tuyên ngôn” trong lời thoại hơn là để bản thân câu chuyện khiến người xem phải suy nghĩ. Rõ ràng, đây là một rủi ro của thể loại kịch thơ, bởi tất cả các đoạn đối thoại đều phải chuyển tải bằng thơ, mà thơ vốn không mang nặng trách nhiệm thông tin trong câu chữ. Vì vậy, vở vẫn để lộ đây đó những đoạn văn nói để thúc đẩy diễn biến câu chuyện.
Tuy nhiên, tài diễn xuất và làm chủ sân khấu của dàn diễn viên (trừ Quốc Trường còn hơi yếu), cộng thêm thủ pháp dàn dựng các lớp cảnh hấp dẫn có thể khiến khán giả ít có thời gian để… hoài nghi.
Minh Chánh