Tờ The New York Times đưa tin, ngày 4/12 vừa qua, tấm huy chương của giải Nobel được trao cho nhà nghiên cứu 86 tuổi người Mỹ, James Watson với công trình nghiên cứu khám phá cấu trúc ADN năm 1962, vừa được bán với giá gần 4,8 triệu đô trong một cuộc đấu giá ở New York, Mỹ.

{keywords}

Nhà khoa học James Watson, nhận giải Nobel năm 1962 với công trình khám phá cấu trúc xoắn kép của ADN.

Nhà khoa học James Watson, một nhà sinh vật học và vật lý học phân tử. Cách đây hơn 50 năm, ông đã cùng hai nhà nghiên cứu Francis Crick và Maurice Wilkins đồng nhận giải thưởng Nobel cho công trình khám phá cấu trúc xoắn kép của ADN năm 1962. Đây là công trình đặt nền móng cho sinh học phân tử và được đánh giá là một trong những khám phá khoa học quan trọng nhất thế kỷ 20.

Được biết, chiếc huy chương này được bán với giá cao kỷ lục so với tất cả các huy chương khác ở những buổi đấu giá trước đó – cụ thể là 4.757.000 đô và đây cũng là huy chương Nobel đầu tiên được đem ra đấu giá khi chủ nhân của nó còn sống.

Chủ nhân mới của chiếc huy chương này đã giấu tên và trả giá qua điện thoại. Con số được đưa ra cao gần gấp đôi với ước tính khoảng 2,5 đến 3,5 triệu USD của ban tổ chức.

Trong phiên đấu giá lần này, bản viết tay bài phát biểu dài năm trang của nhà khoa học James Watson tại lễ nhận giải Nobel ngày 10/12/1962, với giá 365.000 đô. Bài tham luận viết tay dài 46 trang của ông cũng được bán với giá 245.000 đô.

{keywords}

Huy chương Nobel cúa James Watson vừa được bán với giá 4.757.000 đô la Mỹ.

Lý do James Watson quyết định đấu giá huy chương Nobel của mình là vì cần tiền và hi vọng được hoà nhập cuộc sống sau một thời gian dài bị tẩy chay.

Vào năm 2007, sau cuộc phỏng vấn với một tờ báo Anh, Watson đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi trên thế giới khi đưa ra quan điểm rằng người có nguồn gốc châu Phi kém thông minh hơn so với người da trắng.

Nhà khoa học đi tiên phong trong nghiên cứu cấu trúc ADN sau đó đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ các nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc và giới khoa học.

Watson đã phải rời phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor ở New York và không được tham gia bất kỳ buổi diễn thuyết nào trước công chúng kể từ đó. Sau sự việc này,nhà khoa học đã phải thừa nhận những phát biểu của mình lúc đó thật "ngu xuẩn".

Theo nhà đấu giá Christie's, một phần số tiền đấu giá sẽ được ông dành tặng hai trường Đại học Chicago (Hoa Kỳ) và Đại học Cambridge (Anh), nơi ông từng học tập và làm việc, và phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor nơi ông từng làm giám đốc.

Trước đó, vào năm ngoái, tấm huy chương Nobel của nhà khoa học Francis Crick, một trong ba nhà nghiên cứu công trình khám phá cấu trúc ADN cũng được bán với giá 2,27 triệu đô tại nhà đấu giá Heritage Auctions ở New York, Hoa Kỳ.

  • Thu Phương (tổng hợp từ The New York Times và The Telegraph)