- "Huyền sử thiên đô", một trong những dự án phim chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, sẽ chính thức công chiếu vào ngày 21/4 tới sau hai lần dự kiến nhưng không kịp lên sóng VTV3 trong năm 2010.
Hội chẩn cho "con bệnh" điện ảnh Việt Nam
Cần gấp giải “mâm xôi” cho phim Việt
Sau hai năm chuẩn bị cùng chín tháng "quần quật" trên trường quay Cổ Loa và nhiều địa phương trên cả nước, bộ phim về một vị vua giỏi trong một trong những vương triều rực rỡ nhất lịch sử phong kiến Việt Nam, cũng đã hoàn thành.
Không sa ngã vào sự nguy hiểm
"Huyền sử thiên đô" (đạo diễn NSƯT Đặng Tất Bình, NSƯT Phạm Thanh Phong) khắc họa hình tượng Lý Công Uẩn để gián tiếp miêu tả từ ý tưởng đến hiện thực dời đô từ Hoa Lư về Đại La của vị hoàng đế này. Tuy nhiên, phim đã không sa vào minh họa lịch sử, thể hiện hành trình dời đô, mà dùng chất liệu này để nhấn mạnh vai trò, tầm vóc của Lý Công Uẩn giữa những biến thiên của thời cuộc.
Chú thích ảnh: Bebe Phạm vào vai người đẹp
Giáng Bình, người tình Lý Công Uẩn
Kịch bản hơn 3.500 trang của Nguyễn Mạnh Tuấn đan cài hàng loạt tình tiết hấp dẫn, bắt đầu từ lúc Lý Công Uẩn đưa quân đi các châu phía Tây Bắc trấn dẹp những thân vương nổi loạn. Sau những chuyến chinh phạt, Lý Công Uẩn nhận ra sự thật: kinh đô Hoa Lư không đủ tầm vóc, điều kiện để làm nền tảng cho việc mở mang sự nghiệp của một vì vua cũng như đưa đất nước phát triển...
Ê kíp thực hiện "Huyền sử thiên đô" đã tỏ rõ chủ ý thể hiện một cách làm phim lịch sử không theo lối mòn, chân thực và rõ ràng đã tạo ra sức hấp dẫn. Tiết tấu phim được dàn dựng đầy dụng ý, các trường đoạn gay cấn, căng thẳng đan xen với những "pha" lãng mạn, nhẹ nhàng để khán giả của thể loại phim truyền hình nhiều tập không chỉ thưởng thức mà còn chiêm nghiệm được những vấn đề phim đặt ra.
Võ thuật, yếu tố quan trọng trong phim cổ trang, ngay ở những cảnh đầu phim đã "phủ đầu" người xem bằng nhiều màn giao tranh cận chiến với binh khí trên lưng ngựa hết sức bắt mắt. Điều này cũng dễ hiểu khi "Huyền sử thiên đô" có sự cố vấn của sáu chuyên gia võ thuật Trung Quốc. Tuy nhiên, võ thuật không bị lai tạp, như Hội đồng tư vấn nghệ thuật khẳng định: "Dù có sự tham gia dàn dựng của các chuyên gia nước ngoài, nhưng những cảnh vũ thuật trong phim không gây cho người xem cảm giác đang xem phim vũ thuật nước ngoài".
Ông Trần Đăng Tuấn, khi còn là chủ tịch hội đồng duyệt phim của VTV đã nhận xét: "Sau khi xem 5 tập đầu tiên, có thể yên tâm vì phim không sa ngã vào sự nguy hiểm. Bộ phim có nội lực, tình tiết càng lúc càng căng thẳng, ngột ngạt".
Đượm màu sắc Việt
Ưu điểm rõ nhất của "Huyền sử thiên đô" là sự thuần Việt. Những e ngại và "hoảng sợ" của giới chuyên môn lẫn người xem về nhiều yếu tố, chi tiết nước ngoài lai tạp như trang phục, hóa trang, bối cảnh... vẫn thường thấy trong nhiều phim lịch sử Việt, thì "Huyền sử thiên đô" đã tránh được.
Dù gặp khó khăn chung như mọi nhà làm phim khi những tư liệu lịch sử, chi tiết về trang phục, đạo cụ mà đến chuyên gia cũng bó tay, nhưng phục trang trong "Huyền sử thiên đô" khá ổn. Nhà sản xuất World Star cho biết, toàn bộ trang phục cho phim được các nhà thiết kế Việt Nam vẽ mẫu dựa trên những nghiên cứu lịch sử, sau đó cho may mới.
Một bối cảnh đậm
chất Việt trong "Huyền sử thiên đô"
Sau phim "Khát vọng Thăng Long" có cùng đề tài Lý Công Uẩn thành công về mặt bối cảnh thuần Việt, bối cảnh trong "Huyền sử thiên đô" cũng đậm đà chất dân tộc. Trong phim, có tới hơn 70 bối cảnh, trải dài từ Sơn La về Thừa Thiên - Huế, từ Ninh Bình ra Thanh Hóa, cùng các nội cảnh ở trường quay Cổ Loa - Hà Nội. Tất cả hiện lên phim đượm màu sắc Việt, từ cung điện đến tư gia, trên kinh thành xuống thôn dã...
Thực ra, các nhà làm phim cũng đã sang Trung Quốc dự định thuê trường quay để ghi hình bài bản. Nhưng rốt cuộc, yêu cầu không thể chối cãi rằng phim Việt bối cảnh buộc phải thuần Việt đã tránh cho bộ phim tình cảnh hồn Trương Ba da hàng thịt. Tuy vậy, cái "khoản" ngựa thì đoàn phim vẫn phải thuê của nước bạn để có những chú ngựa cao ráo chuyên đóng phim cho đẹp.
Dù chuẩn bị lên sóng nhưng "Huyền sử thiên đô" chỉ mới hoàn thành hơn một nửa trong tổng số 70 tập. Những ngày tháng làm phim trong giá lạnh hay giữa cái nóng ghê người 400C đã qua, thì tới đây, đoàn phim lại phải "ra trận" với những khó khăn khác.
Đạo diễn NSƯT Đặng Tất Bình, chia sẻ trong hôm ra mắt bộ phim tại TP.HCM: "Chúng tôi đang chờ đợi những phản hồi tích cực từ người xem để tự tin thực hiện tiếp phần còn lại của bộ phim. Mọi việc cố gắng xong kịp trước mùa mưa ở miền Bắc và cũng là để sử dụng mấy chú ngựa đang nằm không, chứ ngựa thuê tốn kém, không quay thì phải cho chúng... hồi cố hương".
Đường Trinh Tự
"Huyền sử thiên đô" do
World Star đầu tư sản
xuất, Hãng phim truyện 1 thực hiện, với sự tham gia của dàn diễn viên từ
Bắc tới
Nam và cả nước ngoài như: NSND Trọng Khôi, NSND Lan Hương, NSƯT Hà
Xuyên, Duy
Thanh, Công Dũng, Trung Dũng, Bebe Phạm, Giáng My, Rich Ting... thể hiện
127
nhân vật. Việc làm phim được quản
lý theo tiêu chuẩn ISO
với kế hoạch, lộ trình, hệ thống hóa các vai diễn, tiến độ của từng phân
đoạn,
giao ban hàng tuần giữa các bên sản xuất, tư vấn, quản lý... được thực
hiện bài
bản, khoa học, thay đổi thói quen làm việc theo cảm xúc của nghệ sĩ. Các
công
việc được tiến hành cùng lúc, đan xen, đưa việc làm phim bình thường
thành dự án
quy mô lớn. Một loạt phim ký sự cũng
được thực hiện song
song để phát sóng trên Đài truyền hình TP.HCM, với hành trình theo những
miền
đất còn mang dấu vết cội nguồn, khắc họa chân dung các nhân vật thời Lý
Công
Uẩn. Những diễn viên trong phim tham gia vào ký sự, thông tin thú vị của
quá
trình thực hiện "Huyền sử thiên đô" cũng được hé lộ.