Hôm 23/10, trong một bài đăng trên tạp chí Nature, Google đã đưa ra một tuyên bố chính thức rằng chiếc máy tính lượng tử có tên gọi Sycamore mà hãng này phát triển có khả năng giải được bài toán siêu phức tạp trong vòng 3 phút 20 giây, trong khi siêu máy tính mạnh nhất hiện nay là Summit phải mất 10.000 năm mới giải được.   

{keywords}
Máy tính lượng tử của Google. Ảnh: ABC News

Tuy nhiên, tuyên bố này của Google đã bị IBM nhanh chóng phản bác. Ông Dario Gil, Giám đốc của IBM nói rằng tuyên bố rằng "ưu thế lượng tử tối cao" là sai lệch, và rằng Google đã đánh giá quá cao độ khó của bài toán lần này. IBM cho rằng thay vì 10.000 năm, siêu máy tính truyền thống có thể giải quyết vấn đề này chỉ trong 2,5 ngày.

Bước đột phá trong điện toán lượng tử được Google công bố chính thức trên tạp chí khoa học Nature, sau một thời gian dài tranh cãi về việc có nên hợp thức hóa “ưu thế lượng tử tối cao” hay không.

Ảnh: CNBC

Ảnh: CNBC

Điểm khác biệt lớn là đối với máy tính thông thường, dữ liệu chỉ tồn tại được ở một trạng thái trong một thời điểm: 1 hoặc 0. Nhưng máy tính lượng tử sử dụng các bit lượng tử (qubit), có thể đồng thời là sự kết hợp bất kỳ nào giữa 0 và 1. 

Thuộc tính này được gọi là “chồng chập”. Tốc độ tính toán sẽ được nhân lên theo cấp số nhân các qubit được kết nối với nhau. Càng nhiều qubit được xâu chuỗi với nhau, hiệu năng của máy tính lượng tử sẽ càng mạnh mẽ hơn.

Với máy tính truyền thống, có nhiều vấn đề sẽ mất rất nhiều thời gian để giải quyết, ví dụ như việc xác định xem một số có thể chia hết cho một số nguyên tố nào. Cách duy nhất để làm việc này với máy tính truyền thống là thử số đó với tất cả mọi số nguyên tố đã biết, việc này sẽ mất rất nhiều thời gian.

Một máy tính lượng tử sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách làm cho các sóng xác suất tương tác sao cho câu trả lời đúng được khuếch đại và câu trả lời sai bị phủ định.

Nhưng máy tính cũng có nhược điểm, đó là khâu làm mát, hạn chế rung hoặc tiếng ồn khi hoạt động. Vì nó phải tính toán một số lượng phép tính khổng lồ nên những nhược điểm này là không thể tránh khỏi. Google đã có một bước tiến lớn trong xử lý vấn đề này.

Google cho biết họ sẽ cố gắng để xây dựng một "máy tính lượng tử có khả năng chịu lỗi" (fault-tolerant: có thể hoạt động khi lỗi xảy ra) nhanh nhất có thể. Công ty này cho rằng họ có thể áp dụng nó vào việc thiết kế pin trọng lượng nhẹ cho xe hơi và máy bay, cũng như trong việc phát triển các loại thuốc mới.

Ảnh: ABC News

Hình ảnh của bộ xử lý Sycamore. Ảnh: ABC News

Google đã phát triển một bộ vi xử lý, có tên là Sycamore, chứa tổng cộng 54 qubit. Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã kết nối được 53 qubit tạo nên một mạng lưới xếp chồng lên nhau để tương tác với nhau được gọi là trạng thái lượng tử.

CEO Google Pichai so sánh việc phát triển máy tính lượng tử với nỗ lực cất cánh của anh em nhà Wright. “Chiếc máy bay đầu tiên chỉ bay được có 12 giây và vì thế không có ứng dụng thực tế. Nhưng nó cho thấy một khả năng là máy bay có thể bay”, ông Pichai nói.

Theo Viettimes/CNBC

Google hoàn thành chuyến giao hàng đầu tiên bằng drone

Google hoàn thành chuyến giao hàng đầu tiên bằng drone

Wing, công ty con trực thuộc Alphabet (Google), trở thành doanh nghiệp đầu tiên triển khai giao hàng bằng drone tại Mỹ.