Sau nhiều ngày tranh cãi và thảo luận, nội các mới của Indonesia cuối cùng đã được công bố. Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã chịu nhiều áp lực phải thay đổi chính phủ của mình sau ít nhiều thất bại trong nhiệm kỳ hai.
Ông tái đắc cử trên nền tảng chống tham nhũng và cam kết cải thiện triển vọng tăng trưởng ở nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này. Trong ít ngày gần đây, tên tuổi các vị bộ trưởng mới của Indonesia được tiết lộ nhỏ giọt. Có nguồn tin cho hay, một số tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực chính trị và kinh doanh của Indonesia đã được mời tới gặp tổng thống ở tư dinh. Cuối cùng, danh sách nội các mới đã được công bố với người dân đang nóng lòng chờ đợi những thay đổi diễn ra.
Đã có ít nhiều thất vọng với nhiệm kỳ hai của Tổng thống Yudhoyono. Ông từng được mệnh danh là “Ngài sạch” của chính trị Indonesia và được bầu chọn trở lại nắm quyền lực với chiến thắng áp đảo. Người dân Indonesia bầu chọn cho ông với hy vọng ông sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cung cấp việc làm và ngăn chặn tham nhũng.
Tuy nhiên, tín nhiệm dành cho ông đã sụt giảm sau nhiều cáo buộc tham nhũng trong đảng của ông, và các nhà phê bình cho rằng, ông không đủ quyết tâm để thúc đẩy những cải cách kinh tế cần thiết.
Theo giới phân tích, trong khi chiến thắng áp đảo ở cuộc tổng tuyển cử gần đây nhất, thì ông Yudhoyono lại không có được thế đa số ở quốc hội, điều này khiến ông gặp khó khăn trong việc thúc đẩy những thay đổi kinh tế mà ông mong muốn. Đó cũng là lý do vì sao việc bổ nhiệm các chuyên gia trong vị trí chủ chốt về kinh tế ở nội các được cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh.
Trong nội các mới, Gita Wirjawan, nguyên phụ trách ủy ban điều phối đầu tư nhằm thút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Indonesia, làm Bộ trưởng Thương mại. Ông Wirjawan được sự đánh giá cao cả trong nước cũng như nước ngoài. Ông đã mang hàng tỉ USD đầu tư về cho Indonesia.
Tuy nhiên, vị trí mới có thể phức tạp hơn với ông, khi cộng đồng doanh nghiệp địa phương mong muốn ông giúp họ cạnh tranh lành mạnh hơn với dòng hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc bắt nguồn từ thỏa thuận tự do thương mại ASEAN - Trung Quốc. Ông sẽ chịu áp lực khi phải tìm cách hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước vào thời điểm nền kinh tế Indonesia đang phải vật lộn trong bối cảnh suy giảm toàn cầu.
Trong khi đó, vị trí Bộ trưởng Tài chính lại thường được cho là “nghề nguy hiểm nhất” trong đời sống chính trị Indonesia, vì người ngồi ở ghế nóng đôi khi sẽ đối mặt với một số nhóm doanh nhân quyền lực nhất của Indonesia. Năm ngoái, cựu Bộ trưởng Sri Mulyani đã phải từ chức sau sự đụng chạm với các doanh nghiệp nổi tiếng với sự liên kết chặt chẽ.
Nhiều người nghĩ rằng Bộ trưởng Tài chính hiện tại Agus Martowardojo có thể mất ghế vì đụng chạm với một số người có quyền lực nhất nước này. Nhưng cũng có nhiều người tin ông đã làm công việc đáng ngưỡng mộ chèo lái Indonesia đi qua sự bất ổn kinh tế hiện nay. Theo giới phân tích, Tổng thống Yudhoyono có lẽ muốn có cảm giác liên tục trong một số bộ chủ chốt.
Theo danh sách nội các mới, Tổng thống Yudhoyono đã bổ nhiệm hai chuyên gia về cải cách làm lãnh đạo Bộ Thương mại và Bộ Doanh nghiệp nhà nước, nhằm nâng cao niềm tin của các nhà đầu tư đối với ưu tiên của chính phủ là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo.
Tân Bộ trưởng Thương mại Gita Wirjawan từng là Chủ nhiệm Ủy ban Đầu tư và cựu Thống đốc ngân hàng; trong khi Bộ trưởng Doanh nghiệp nhà nước Dahlan Iskan vốn là Tổng giám đốc Công ty Điện lực nhà nước. Hai tân bộ trưởng này không thuộc đảng phái chính trị nào. Ngoài ra, ông Yudhoyono còn thay thế người đứng đầu các bộ như bộ Môi trường, Năng lượng, Giao thông, Du lịch và Văn hóa, Nghiên cứu và Công nghệ, Ngư nghiệp và Hàng hải, Nhà ở công cộng, Tình báo quốc gia...
Trong cuộc cải tổ này có 19 tân thứ trưởng, họ đều là chuyên gia và không tham gia đảng phái chính trị nào. Phát biểu tại một cuộc họp báo, Tổng thống Yudhoyono nhấn mạnh: "Đợt cải tổ này nhằm tạo điều kiện để thêm nhiều chuyên gia tham gia nội các nhằm tăng tính xã hội của nội các".
Mặc dù danh sách nội các mới được công bố, cảm giác hoài nghi vẫn tồn tại với nhiều người Indonesia. Trên đường phố Jakarta, nhiều người cho rằng, những vị trí bổ nhiệm mới chưa chắc đã tạo ra nhiều thay đổi cho dân thường Indonesia.
Saptono, mộtt chuyên gia công nghệ thông tin nói, kinh tế là ưu tiên lớn nhất với ông. "Giờ đây, kinh tế đang suy giảm ở châu Âu. Chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng. Chúng tôi hy vọng nội các mới trong ba năm tới có thể thực thi các chính sách rõ ràng hơn về kinh tế trong khi vẫn duy trì được sự ổn định chính trị”, ông nói.
Tổng thống Yudhoyono tái đắc cử nhiệm kỳ 5 năm hồi tháng 7/2009. Ông cam kết tiếp tục đẩy mạnh những cải cách đã đạt được trong nhiệm kỳ đầu, bao gồm đấu tranh chống tham nhũng và cải cách hành chính. Dưới sự lãnh đạo của ông, nền kinh tế Indonesia được đánh giá là đã đứng vững trong bối cảnh suy thoái toàn cầu. Tổng thống Yudhoyono đặt mục tiêu giảm đói nghèo và từ nay đến cuối nhiệm kỳ tổng thống (năm 2014), Indonesia đạt tăng trưởng kinh tế hàng năm 6,6%.
Thái An (theo BBC, Reuters)
Ông tái đắc cử trên nền tảng chống tham nhũng và cam kết cải thiện triển vọng tăng trưởng ở nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này. Trong ít ngày gần đây, tên tuổi các vị bộ trưởng mới của Indonesia được tiết lộ nhỏ giọt. Có nguồn tin cho hay, một số tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực chính trị và kinh doanh của Indonesia đã được mời tới gặp tổng thống ở tư dinh. Cuối cùng, danh sách nội các mới đã được công bố với người dân đang nóng lòng chờ đợi những thay đổi diễn ra.
Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã bổ nhiệm nhiều vị trí mới lãnh đạo các bộ quan trọng, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc của chính quyền và gia tăng sự ủng hộ của dân chúng. Ảnh: Topnews |
Đã có ít nhiều thất vọng với nhiệm kỳ hai của Tổng thống Yudhoyono. Ông từng được mệnh danh là “Ngài sạch” của chính trị Indonesia và được bầu chọn trở lại nắm quyền lực với chiến thắng áp đảo. Người dân Indonesia bầu chọn cho ông với hy vọng ông sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cung cấp việc làm và ngăn chặn tham nhũng.
Tuy nhiên, tín nhiệm dành cho ông đã sụt giảm sau nhiều cáo buộc tham nhũng trong đảng của ông, và các nhà phê bình cho rằng, ông không đủ quyết tâm để thúc đẩy những cải cách kinh tế cần thiết.
Theo giới phân tích, trong khi chiến thắng áp đảo ở cuộc tổng tuyển cử gần đây nhất, thì ông Yudhoyono lại không có được thế đa số ở quốc hội, điều này khiến ông gặp khó khăn trong việc thúc đẩy những thay đổi kinh tế mà ông mong muốn. Đó cũng là lý do vì sao việc bổ nhiệm các chuyên gia trong vị trí chủ chốt về kinh tế ở nội các được cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh.
Trong nội các mới, Gita Wirjawan, nguyên phụ trách ủy ban điều phối đầu tư nhằm thút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Indonesia, làm Bộ trưởng Thương mại. Ông Wirjawan được sự đánh giá cao cả trong nước cũng như nước ngoài. Ông đã mang hàng tỉ USD đầu tư về cho Indonesia.
Tuy nhiên, vị trí mới có thể phức tạp hơn với ông, khi cộng đồng doanh nghiệp địa phương mong muốn ông giúp họ cạnh tranh lành mạnh hơn với dòng hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc bắt nguồn từ thỏa thuận tự do thương mại ASEAN - Trung Quốc. Ông sẽ chịu áp lực khi phải tìm cách hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước vào thời điểm nền kinh tế Indonesia đang phải vật lộn trong bối cảnh suy giảm toàn cầu.
Trong khi đó, vị trí Bộ trưởng Tài chính lại thường được cho là “nghề nguy hiểm nhất” trong đời sống chính trị Indonesia, vì người ngồi ở ghế nóng đôi khi sẽ đối mặt với một số nhóm doanh nhân quyền lực nhất của Indonesia. Năm ngoái, cựu Bộ trưởng Sri Mulyani đã phải từ chức sau sự đụng chạm với các doanh nghiệp nổi tiếng với sự liên kết chặt chẽ.
Nhiều người nghĩ rằng Bộ trưởng Tài chính hiện tại Agus Martowardojo có thể mất ghế vì đụng chạm với một số người có quyền lực nhất nước này. Nhưng cũng có nhiều người tin ông đã làm công việc đáng ngưỡng mộ chèo lái Indonesia đi qua sự bất ổn kinh tế hiện nay. Theo giới phân tích, Tổng thống Yudhoyono có lẽ muốn có cảm giác liên tục trong một số bộ chủ chốt.
Theo danh sách nội các mới, Tổng thống Yudhoyono đã bổ nhiệm hai chuyên gia về cải cách làm lãnh đạo Bộ Thương mại và Bộ Doanh nghiệp nhà nước, nhằm nâng cao niềm tin của các nhà đầu tư đối với ưu tiên của chính phủ là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo.
Tân Bộ trưởng Thương mại Gita Wirjawan từng là Chủ nhiệm Ủy ban Đầu tư và cựu Thống đốc ngân hàng; trong khi Bộ trưởng Doanh nghiệp nhà nước Dahlan Iskan vốn là Tổng giám đốc Công ty Điện lực nhà nước. Hai tân bộ trưởng này không thuộc đảng phái chính trị nào. Ngoài ra, ông Yudhoyono còn thay thế người đứng đầu các bộ như bộ Môi trường, Năng lượng, Giao thông, Du lịch và Văn hóa, Nghiên cứu và Công nghệ, Ngư nghiệp và Hàng hải, Nhà ở công cộng, Tình báo quốc gia...
Trong cuộc cải tổ này có 19 tân thứ trưởng, họ đều là chuyên gia và không tham gia đảng phái chính trị nào. Phát biểu tại một cuộc họp báo, Tổng thống Yudhoyono nhấn mạnh: "Đợt cải tổ này nhằm tạo điều kiện để thêm nhiều chuyên gia tham gia nội các nhằm tăng tính xã hội của nội các".
Mặc dù danh sách nội các mới được công bố, cảm giác hoài nghi vẫn tồn tại với nhiều người Indonesia. Trên đường phố Jakarta, nhiều người cho rằng, những vị trí bổ nhiệm mới chưa chắc đã tạo ra nhiều thay đổi cho dân thường Indonesia.
Saptono, mộtt chuyên gia công nghệ thông tin nói, kinh tế là ưu tiên lớn nhất với ông. "Giờ đây, kinh tế đang suy giảm ở châu Âu. Chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng. Chúng tôi hy vọng nội các mới trong ba năm tới có thể thực thi các chính sách rõ ràng hơn về kinh tế trong khi vẫn duy trì được sự ổn định chính trị”, ông nói.
Tổng thống Yudhoyono tái đắc cử nhiệm kỳ 5 năm hồi tháng 7/2009. Ông cam kết tiếp tục đẩy mạnh những cải cách đã đạt được trong nhiệm kỳ đầu, bao gồm đấu tranh chống tham nhũng và cải cách hành chính. Dưới sự lãnh đạo của ông, nền kinh tế Indonesia được đánh giá là đã đứng vững trong bối cảnh suy thoái toàn cầu. Tổng thống Yudhoyono đặt mục tiêu giảm đói nghèo và từ nay đến cuối nhiệm kỳ tổng thống (năm 2014), Indonesia đạt tăng trưởng kinh tế hàng năm 6,6%.
Thái An (theo BBC, Reuters)