L'Oreal dự đoán thị trường làm đẹp của nước này sẽ lớn thứ ba tại châu Á trong
tương lai gần và thậm chí sẽ vươn lên thứ 15 trên thế giới vào năm 2025. L'Oreal
nhận định, giá trị thị trường làm đẹp của Indonesia sẽ tăng từ mức 1,5 tỷ Euro
hiện tại lên 5 tỷ Euro vào năm 2025.
Mỹ phẩm L’Oreal quảng cáo sai sự thật
Mua mỹ phẩm theo nhóm: Rước toàn hàng nhái
Công nghiệp mỹ phẩm 'phất' trong khủng hoảng
Một thị trường đang nổi sóng
Trước kia, Vanya Sunanto không bao giờ nghĩ tới mỹ phẩm hay trang điểm. Thế
nhưng giờ đây, ở độ tuổi 30, cô lại sử dụng đến hàng chục loại kem dưỡng da mỗi
ngày.
Sunanto chỉ là một trong hàng triệu phụ nữ trẻ đang nổi lên với sở thích làm đẹp
tại Indonesia - thị trường mà các gã mỹ phẩm khổng lồ của thế giới như L'Oreal
và Unilever đang nhắm tới.
"Tôi thích sử dụng mỹ phẩm…Mặc dù những sản phẩm vẫn còn khá đắt đỏ nhưng chúng
thực sự có tác dụng cho làn da của bạn", Sunanto cho biết. Cô chi khoảng 150 USD
(3 triệu đồng) mỗi tháng- tương đương với khoảng 1/10 mức lương - cho mỹ
phẩm.
Trước đó khá lâu, Sunanto phải mua loại mỹ phẩm “thiết yếu” qua hệ thống bán
hàng trực tuyến hoặc gửi bạn bè, người thân đi du lịch nước ngoài bởi rất nhiều
sản phẩm không có mặt tại thị trường Indonesia.
Thế nhưng, giờ đây, mọi thứ đã hoàn toàn khác!
L'Oreal, hãng mỹ phẩm hàng đầu thế giới, đã chính thức mở cửa nhà máy lớn nhất của họ ở đảo Java vào ngày 7/11 vừa qua với số tiền đầu tư lên đến trên 100 triệu Euro. Nhà máy này sẽ sản xuất 200 triệu đơn vị sản phẩm chăm sóc tóc và da trong năm tới, 30% khối lượng sản phẩm sẽ cung cấp cho thị trường nội địa, phần còn lại sẽ xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á.
L'Oreal cũng dự đoán thị trường làm đẹp của nước này sẽ lớn thứ ba tại châu Á trong tương lai gần và thậm chí sẽ là thị trường lớn thứ 15 trên thế giới vào năm 2025. L'Oreal nhận định, giá trị thị trường làm đẹp của Indonesia sẽ tăng từ mức 1,5 tỷ Euro hiện tại lên 5 tỷ Euro vào năm 2025.
Trong khi đó, đối thủ của L'Oreal là Unilever, kẻ dẫn đầu thị trường Indonesia cũng đang có kế hoạch mở rộng các nhà máy sản xuất. Không những thế, hãng mỹ phẩm nội địa Martina Berto cũng đang tiến hành xây dựng một cơ sở mới tại Java.
Nhu cầu từ người tiêu dùng trung lưu và hoạt động đầu tư trong nước đang trở thành những động lực chủ chốt của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này. Doanh thu bán lẻ đã tăng 22% trong tháng 9, góp phần giúp Indonesia duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 6% và nằm trong danh sách các nền kinh tế mạnh nhất châu Á.
Nam nữ Indonesia bạo chi làm đẹp
Người Indonesia thường quan niệm, vẻ đẹp quan trọng nhất của người phụ nữ là làn da đẹp và mái tóc dài.
Tuy nhiên, đối với nhiều người thì mỹ phẩm và dầu gội từ lâu được xem là những thứ hàng xa xỉ chỉ được mua khi cần thiết. Tại các khu vực nông thôn và những thành phố kém phát triển, các quán bên đường thường bày bán một số sản phẩm như dầu gội đóng gói.
Wati, 35 tuổi, một công nhân làm việc trong nhà máy mỹ phẩm tại Java với mức lương 200 USD cũng đã bắt đầu sử dụng dầu gội sau đợt tăng lương gần đây. Khoảng một năm nay, cô cũng dùng đến phấn đánh mặt và son môi.
Giờ đây, việc lựa chọn các sản phẩm làm đẹp đã trở nên dễ dàng hơn do nhiều cửa hàng tiện ích hiện đại và chuỗi siêu thị mọc trên khắp quần đảo có số dân lớn thứ 4 thế giới này.
Giới giàu có thường mua sắm tại các trung tâm thương mại sang trọng của thủ đô Jakarta, các thương hiệu cao cấp đã mở những cửa hàng nhượng quyền. Có đến 9.000 sản phẩm mỹ phẩm được đăng ký bán ra thị trường trong năm nay- nhiều hơn cả các loại thực phẩm hay bất cứ sản phẩm tiêu dùng nào khác.
Tại các khu vực nông thôn, thói quen tắm của người dân rất nhanh chóng. Do vậy, các hãng cũng phải nghiên cứu những sản phẩm đặc biệt phù hợp với thói quen đó. Phụ nữ Indonesia thường yêu thích những làn da trắng sáng vì nó thể hiện một phần đẳng cấp và địa vị, nên các sản phẩm dưỡng da cũng phải được tăng cường các hoạt chất làm trắng.
Trong khi thị trường mỹ phẩm dành cho nữ giới tại nước này đang phát triển vô cùng mạnh mẽ thì giờ đây các công ty cũng đã bắt đầu tập trung hơn vào người tiêu dùng nam giới. Tốc độ tăng trưởng doanh thu đối với các sản phẩm dành cho phái mạnh đã vọt lên mức 300%.
Anh Wigra Hanafiah, 27 tuổi, là một nhà chiến lược truyền thông của ngành công nghiệp dầu khí cho biết, anh đang sử dụng sữa rửa mặt, keo xịt tóc, nước cạo râu, kem dưỡng da, dưỡng ẩm và nước hoa.
Ông Jochen Zaumseil, giám đốc điều hành của L'Oreal châu Á nhận định, thị trường dành cho phái mạnh cũng vô cùng tiềm năng bởi giờ đây không chỉ những người nổi tiếng mà nam giới nói chung đang quan tâm nhiều hơn đến việc chăm chút ngoại hình.
Thái Anh (Theo Reuters)