- Ngày 17/6, TAND quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã đưa ra phán quyết đối với vụ Công ty TNHH một thành viên Keangnam bị người mua nhà kiện. Người khởi kiện trong vụ án này là chị Tạ Vân Thanh, người đã ký hợp đồng mua căn hộ tại tầng 7 của toà A Keangnam, Mễ Trì Hà Nội.
Trước đó, tháng 11/2009, chị Thanh có ký hợp đồng mua căn hộ tại tầng 7 của toà A Keangnam, Mễ Trì với diện tích gần 119 m2, tổng giá trị gần 320.000 USD.
Để giữ căn hộ, chị Thanh phải đặt cọc 5.000 USD, được quy đổi ra tiền đồng là khoảng 90 triệu.
Các bên liên quan tại tòa. |
Đến tháng 3/2010, chị này đã thanh toán cho chủ đầu tư gần 800 triệu đồng và sau đó đã làm đơn khởi kiện Công ty TNHH một thành viên Keangnam.
Theo đơn khởi kiện, chị Thanh cho rằng, Keangnam không có chức năng được sử dụng ngoại tệ trong việc mua bán, giao dịch căn hộ và các đợt thanh toàn bằng USD là vi phạm Pháp lệnh ngoại hối.
Nguyên đơn viện dẫn một số công văn của Ngân hàng Nhà nước về việc, doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh bất động sản niêm yết, ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư bằng ngoại tệ là vi phạm phạm quy định pháp luật về quản lý ngoại hối.
Ngoài ra, chị Thanh đề nghị làm rõ cách tính diện tích của chủ đầu tư khiến người mua thiệt thòi. Chị Thanh cho rằng, diện tích căn hộ không đúng với nội dung trong hợp đồng đã giao kết.
Tại Điều 2 Hợp đồng bán căn hộ ghi rõ: Phần diện tích là gần 120 m2, với phương pháp đo từ tim tường đến tim tường và diện tích sử dụng trên thực tế của căn hộ là không thay đổi.
Tuy nhiên, thực tế Keangnam đã phân chia toàn bộ diện tích thuộc sở hữu chung (tường, cột, khung chịu lực, hộp kỹ thuật) của tòa nhà vào diện tích căn hộ và bán cho khách hàng.
Từ đó, diện tích căn hộ thực của chị Thanh chỉ còn là hơn 103 m2.
Chị Thanh đề nghị Keangnam hoàn trả số tiền gần 800 triệu đồng đã nộp trước đó.
Đại diện Keangnam cho rằng, việc niêm yết, quy đổi bằng USD để báo cáo về tập đoàn. Bị đơn cho rằng việc ghi giá ngoại tệ trong hợp đồng và sau đó quy đổi là không vi phạm các quy định của pháp luật.
Về diện tích căn hộ, nguyên đơn khẳng định, hợp đồng ghi rõ diện tích tính theo thông tư 01/2009, thời điểm này thông tư đang có hiệu lực. Tại công văn cách tính tim tường là tính cả diện tích sỡ hữu chung như cột chịu lực.
Hợp đồng không tính theo giá m2 mà chỉ tính mua cả căn hộ. Hợp đồng này không có đơn giá theo m2 mà thống nhất nhà này đo theo cách này, giá là thế này, việc xác định này là phù hợp thông tư 01/2009.
Khi giao nhà, hợp đồng ghi cách tính theo tim tường, diện tích 117, 92m2, kết quả công ty đo là 117,84m2, sai số rất bé, 0,08m2 chưa đến 1/10m2, nếu tính tổng sai số trên toàn bộ diện tích.
Keangnam có đơn phản tố yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, lãi trả chậm là 1,573 tỷ đồng.
Ngày 17/6, TAND huyện Nam Từ Liêm cho rằng, giá trên hợp đồng bằng USD là vi phạm Điều 22 pháp lệnh ngoại hối, việc nguyên đơn nêu bị đơn không có chức năng thanh toán ngoại hối nên đã đến gặp bị đơn yêu cầu điều chỉnh, và dừng thanh toán nguyên đơn không xuất trình được chứng cứ cho thấy trình bày là có cơ sở.
Tòa tuyên bố không chấp nhận đơn khởi kiện của bà Thanh về yêu cầu hủy hợp đồng bán căn hộ A710.
Xác định giá căn hộ bằng tiền Việt Nam đồng vào thời điểm ký kết hợp đồng là 5,902 tỷ đồng. Xác định diện tích trên thực tế là 117,129m2,thiếu 0,791m2.
Tòa cũng tuyên không chấp nhận đơn phản tố của bị đơn.
- T.Nhung