- Có 3 dinh Bảo Đại được xây dựng tại thành phố Đà Lạt, trong đó Dinh số 3 được xem là điểm tham quan hấp dẫn nhất so với 2 dinh còn lại.
Kết thúc tuần lễ Pháp tại Đà Lạt, mở ra một khoảng
không gian mới chờ đợi lễ hội hoa nổi tiếng sẽ diễn ra từ ngày
27/12/2013 - 1/1/2014. Du khách đến Đà Lạt trong những ngày cuối cùng
của tháng 12 ngoài việc ngắm những loài hoa lạ khoe sắc hương rực rỡ,
còn có thể ghé thăm những địa danh tuyệt đẹp với những nét văn hóa và
kiến trúc đặc sắc - biểu trưng cho sự quyến rũ của thành phố trên cao.
1. Quán cà phê trên toa tàu 100 năm tuổi
Dalat
Train Cafe nằm trong khu biệt thự đường sắt, cách nhà ga xe lửa không
xa. Gợi nhớ đến lớp học trên toa tàu của Tốt-tô-chan - cô bé bên cửa sổ,
không gian của quán nằm gọn trong một toa tàu chở hàng cũ của Pháp sản
xuất từ năm 1910. Vào buổi tối, những cây nến và đèn treo sẽ được thắp
lên, tạo một không khí lung linh huyền ảo. Chủ quán chia sẻ, chị chưa
từng thấy cách dùng toa tàu làm quán cafe ở Việt Nam. Khách của quán thì
nói rằng họ đã thấy hình thức này ở một số nước như Hà Lan và Nhật Bản.
2. Nhà ga xe lửa cổ nhất Việt Nam
Được
xem là nhà ga cổ kính nhất Việt Nam và Đông Dương, người Pháp đã xây
dựng nhà ga này từ năm 1932 đến 1938 thì hoàn thành. Đây từng là nhà ga
đầu mối trên tuyến Đường sắt Phan Rang-Đà Lạt dài 84 km, nhưng hiện nay
tuyến đường sắt duy nhất còn phục vụ là tuyến Đà Lạt – Trại Mát (dài 7
km, thời gian chạy 30 phút) đưa du khách đến với Trại Mát và chùa Linh
Phước.
Nhà ga nhìn từ xa
Nhà
ga có phong cách kiến trúc độc đáo, có ba mái hình chóp, là cách điệu
ba đỉnh núi Langbiang hoặc nhà rông Tây Nguyên. Đà Lạt. Trong khu vực
nhà ga còn 4 đầu máy xe lửa và 5 toa tàu cổ, trong đó có 1 toa chở hàng.
Du khách rất ưa thích việc chụp hình trên các toa tàu cổ.
Bên trong nhà ga xe lửa
3. Khách sạn Đà Lạt Palace
Khách
sạn Dalat Palace là một công trình kiến trúc tầm cỡ của nguời Pháp, cái
tên khởi sinh của nó là Langbian Palace - được xây dựng từ năm 1916,
hoàn thành năm 1922. Khuôn viên của khách sạn rộng đến hơn 40 nghìn mét
vuông, xung quanh là vườn hoa, thảm cỏ, rừng thông trông như thể không
gian ở Châu Âu đột ngột dịch chuyển về Đà Lạt.
Khu
vực nhà ăn và sảnh chính trước đây là phòng ballroom để khiêu vũ hằng
đêm, nay đã được tu sửa lại. Bàn ăn này thường được vua Bảo Đại và người
Pháp dùng, những vật dụng trên đó như dao, nĩa, đèn trang trí vẫn được
giữ nguyên. Buổi tối, toàn bộ dao nĩa ăn ở khách sạn được chuyển thành
đồ bạc đúng theo lối quý tộc Châu Âu.
Bàn ăn vua Bảo Đại thường dùng
Hệ thống lò sưởi đốt củi trong khách sạn
Một
số phòng của khách sạn có hệ thống lò sưởi đốt củi. Khách du lịch rất
yêu thích điều này, đặc biệt là vào buổi tối mùa đông, tiết trời lạnh
giá. Căn phòng số 101 đã từng là nơi ở của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông
đã đến Đà Lạt và nghỉ tại căn phòng này vào tháng 4 và tháng 5 năm 1946
Căn phòng với lối kiến trúc Châu Âu cổ từng là nơi ở của đại tướng Võ Nguyên Giáp
4. Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt
Trường
Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (trước kia là trường Grand Lycée Yersin) là
kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số
1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20.
Trường được người Pháp thành lập năm 1927, do kiến
trúc sư Moncet thiết kế và chỉ đạo xây dựng, dành cho con em người Pháp
và một số gia đình người Việt giàu có. Năm 1932 trường Petit Lycée Dalat
được đổi tên thành Grand Lycée de DalatLycée Yersin để tưởng niệm bác
sĩ Alexandre Yersin. Dãy lớp học được xây hình vòng cung, gạch xây
trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, mái được lợp bằng ngói
làm từ nước Pháp.
Hiện nay các tấm
ngói lợp đã được thay thế do các tấm ngói cũ đã không còn sử dụng được
nữa. Điểm nhấn của dãy nhà hình vòng cung là tháp chuông. Phía bên ngoài
tháp chuông trước đây có 1 đồng hồ nhưng có lẽ đã bị tháo dỡ, du khách
chỉ có thể thấy vết tích của chiếc đồng hồ lớn còn in lại trên nền
gạch.
5. Dinh Bảo Đại (III)
Có
3 dinh Bảo Đại được xây dựng tại thành phố Đà Lạt, trong đó Dinh số 3
được xem là điểm tham quan hấp dẫn nhất so với 2 dinh còn lại. Được xây
trong khoảng từ năm 1933 đến 1938, đây là nơi gia đình cựu hoàng Bảo Đại
sinh sống và làm việc ở thành phố Đà Lạt. Dinh do một kiến trúc sư
người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế với kiến trúc Châu Âu
đặc sắc trong việc hấp thu ánh sáng và tạo dựng không gian.
Hồ Hương Giang
Ảnh: Tuấn Đào