- Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã được biết đến từ lâu với Y thuật Việt, Dược liệu Nam và Lương y Việt Nam. 

Nghe tiếng danh hiệu nhà thuốc Nam Y lâu đời nhất nước, một nhà thuốc chữa được nhiều loại bệnh khác nhau bằng các dược liệu của bản địa Việt Nam có kết hợp một phần kỹ thuật Tây Y… với một chủ nhân là một lương y trẻ nhưng tiếng tăm đã vang xa, tôi tìm đến Nhà thuốc Thọ Xuân Đường nằm trên con đường mới mang tên nhà trí thức hàng đầu Việt Nam - Giáo sư toán học Lê Văn Thiêm tại vùng Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Làm chủ Thọ Xuân Đường, Lương y Phùng Tuấn Giang dù ngày ngày bận rộn với hàng dài bệnh nhân của mình cũng đã chủ động gọi điện thoại hẹn dành cho tôi một cuộc gặp gỡ trò chuyện. Và chúng tôi đã có được một cuộc gặp mặt thân tình, một câu chuyện thẳng thắn và cỡi mở về nghề, về truyền thống dòng họ Phùng danh y, về sự nghiệp hiện nay và ước mơ trong thời gian sắp tới.

Họ Phùng: Nghề thuốc 400 năm, 16 đời

Ngồi đối diện với tôi là một vị lương y còn trẻ trung, phong độ ở độ tuổi chỉ trên 40 trong đồng phục làm việc của Thọ Xuân Đường màu xanh lá cây; khác với hình ảnh một thầy thuốc đông y khăn đóng áo dài thường gặp trước đây. Vị chủ nhân của Nhà thuốc biểu lộ sự tự hào về truyền thống lâu đời trị bệnh cứu người, có công lao với đời, với nước của dòng họ Phùng của mình.

Hiện ít có dòng họ giữ được trọn vẹn nghề y truyền thống như Thọ Xuân Đường, vì thế Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục cho nhà thuốc này là Nhà thuốc gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam với gần 400 năm, và họ Phùng cho đến đời lương y Phùng Tuấn Giang hiện nay đã là đời thứ 16.

{keywords}
Bằng “Xác lập kỷ lục” trao tặng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường.

Theo gia phả gia tộc họ Phùng, người khởi thủy nghề thuốc của Thọ Xuân Đường là cụ Phùng Văn Dương vào thời Hậu Lê (1533 – 1788) tính đến nay đã được bốn thế kỷ. Không chỉ cụ Dương được tuyển vào làm thuốc tại Tế Sinh Đường - Thái Y Viện, hậu duệ của cụ cũng đã được các đời vua trọng dụng. Con trai cụ Dương là Lương y Phùng Văn Đồng (1713 - 1783) làm lương y phục vụ trong quân đội, được nhà vua phong tới chức Tiến công Thứ Lang kiêm Ngự Y ở Thái Y Viện. Nối tiếp ông và cha mình, cụ Phùng Văn Côn (1743 – 1822) cũng phục vụ trong quân y, được phong chức Tiến công Thứ lang, đến năm 1781 được điều vào Thái Y Viện, năm 1782 giữ chức Phó Ngự y. Như vậy, cả ba đời họ Phùng trên đây đều có người được phong Ngự Y xếp vào hàng quan nhất phẩm (bậc cao nhất trong thứ tự 9 bậc danh giá trong các đời vua).

Đặc biệt cụ Phùng Văn Côn, dưới triều vua Quang Trung (1788 – 1792), do tham gia tích cực chữa trị cứu thương trong chiến dịch thần tốc tiêu diệt 20 vạn quân Thanh năm 1789 và có nhiều công lao to lớn đã được vua Quang Trung (1788 - 1792) tân phong “Oanh liệt Tướng quân” và ban thưởng một đồng tiền vàng mang 4 chữ “Nhất Phẩm Đương Triều”. Đồng tiền vàng này nay còn được lưu giữ và trở thành báu vật của dòng họ Phùng và truyền thống làm thuốc của Thọ Xuân Đường.

Kết hợp Tây Nam Y, tôn vinh y học dân tộc

Kim chỉ nam tôn thờ và phương châm hành động này của Nhà thuốc Thọ Xuân Đường được thể hiện ở chính bản thân vị chủ nhân Phùng Tuấn Giang và tập thể nhân viên làm việc.

Qua quá trình đào tạo toàn diện ở Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, lương y đa khoa Phùng Tuấn Giang vừa được nâng cao trình độ và trang bị kiến thức một cách hệ thống để kế nghiệp và phát huy truyền thống Đông Nam Y, chủ yếu là Nam Y của gia tộc, vừa bổ sung những kiến thức cần thiết của Tây Y nhằm vận dụng kết hợp trong chẩn đoán và điều trị hiệu quả các loại bệnh từ bình thường đến nan y với sự phát huy các ưu thế của mỗi trường phái.

Vị lương y trẻ cho biết, nhờ lờng yêu nghề, hiếu học và rất may mắn nên “tôi đã được học và có điều kiện gần gũi với gần 30 thầy trong và ngoài nước; được các thầy nhận làm đệ tử cầm tay chỉ việc”, đó là các thầy Đỗ Tất Lợi, Lê Văn Sửu, Đào Kim Long, Nguyễn Tài Thu, Lê Đắc Quý, Vương Chấn, … Tôi học ở mỗi thầy bài học hay riêng; sau đó tổng hợp lại và, nhờ vậy, tay nghề được chắc chắn hơn lên”.

Bên cạnh người đứng đầu, ở Nhà Thuốc Thọ Xuân Đường có một đội ngũ cộng sự đông đảo, gồm các lương y bắt mạch, bốc thuốc và cả các bác sĩ, nhân viên y tế chuyên chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm và sử dụng thành thạo các máy chẩn đoán và thăm dò chức năng, đo kinh lạc vi tính… Nhờ vậy, theo lời lương y Phùng Tuấn Giang, anh cùng với các cộng sự của mình đã “có thể bắt đầu tiến hành được phương pháp chẩn trị kết hợp Tây - Nam Y với thất chẩn (7 phương pháp chẩn đoán), áp dụng toàn bộ cận lâm sàng tây y như là một phương pháp chẩn đoán bổ sung.

Cụ thể hơn, ngoài vận dụng kinh nghiệm gia truyền chẩn và trị bệnh của Nam Y thuần túy, trong y thuật Thọ Xuân Đường đã sử dụng kết hợp chẩn đoán của y học cổ truyền với các phương tiện chẩn đoán lâm sàng hiện đại trên các máy chẩn đoán và thăm dò chức năng DDFAO – PRO MEDISCANM, siêu âm 4 chiều v.v…nhằm xét nghiệm lâm sàng tổng hợp, đo kính lạc vi tính, đo loãng xương… giúp cho việc phát hiện bệnh khoa học và chính xác hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống, từ đó quá trình điều trị cũng đạt được hiệu quả tốt hơn.

{keywords}
Lương y Phùng Tuấn Giang bắt mạch chẩn bệnh cho một người nước ngoài.

Lương y Phùng Tuấn Giang nhấn mạnh thêm, rằng Thọ Xuân Đường đã góp phần “nâng Nam y từ một phương pháp chẩn trị bệnh thành một văn hóa chữa bệnh của các dân tộc Việt Nam”. Và theo anh, “tương đồng với mọi nền văn hóa chữa bệnh khác, Nam y bắt đầu được xây dựng từ nền y học dân gian Việt Nam với sự phong phú về các hệ động thực vật trên đất nước Việt Nam, với kinh nghiệm y học dân gian phong phú và truyền thống y học dân tộc đầy bản sắc”. Ngoài ra, chính Nam y đã dùng quy luật Sinh học; “đó là khả năng loại dị vật của cơ thể để chữa các bệnh, không chỉ bệnh bình thường mà cả bệnh hiếm hoặc khó chữa”.

Nhiều ngàn người bệnh, gần trăm quốc gia

Lương y Phùng Tuấn Giang cho biết: Thọ Xuân Đường đã khám chữa bệnh, không chỉ trong mà cả ngoài nước (trực tiếp hoặc qua chuyển phát nhanh) với gần 100 quốc gia.

Chính người viết bài này, khi đi qua khu vật lý trị liệu đã nhìn thấy hai người nước ngoài vừa được châm cứu xong, một từ Pháp và một từ Anh quốc. Tôi hỏi một chuyên viên trẻ khỏe và trình độ trung cấp đang châm cứu cho họ, anh cho biết có nhiều người nước ngoài đến Thọ Xuân Đường chữa bệnh. Nhiều người trong số này bị bệnh nan y kể cả ung thư được chữa khỏi, trong đó có người Pháp chữa khỏi bệnh rồi xin ở lại và lấy luôn người Việt làm vợ.

Ông chủ Nhà Thuốc Thọ Xuân Đường điểm qua một số loại bệnh đặc biệt đã được điều trị ở đây. Với bệnh động kinh, Thọ Xuân Đường đã chữa khỏi cho vài nghìn người và hiện nay nằm trong loại bệnh có nhiều bệnh nhân nhất, rồi đến bệnh xoang, bệnh hen, ung thư,… Bệnh xơ cứng bì là một bệnh khó liên quan tới bệnh hệ thống và miễn dịch. Hiện nay Trung Quốc có 20 triệu người mắc căn bệnh này mà họ điều trị không hiệu quả, trong lúc Thọ Xuân Đường đã chữa thành công cho hàng trăm người Trung Quốc kéo sang chữa theo Nam y Việt Nam. Điều đặc biệt hơn cả là tại Thọ Xuân Đường chữa thành công những ca bệnh khó chữa nhất như loạn dưỡng cơ ducheen, do mất một đoạn nhiễm sắc thể của gen, hay gặp ở trẻ em và hiện trên thế giới chưa có thuốc đặc hiệu.

Lương y Phùng Tuấn Giang cho biết, Thọ Xuân Đường cũng “mát tay tham gia chữa các bệnh hiểm nghèo, như hỗ trợ điều trị các bệnh về suy giảm miễn dịch ung thư, u bướu” hoặc “tìm những bài thuốc dân tộc nhằm kéo dài sự sống cho những bệnh nhân không may bị ung thư, u bướu”. Cụ thể, trong những gần đây, “sự phối hợp Nam y và y học hiện đại đã có kết quả trong điều trị ung thư gan sau nút mạch TOCE, ung thư ruột, ung thư dạ dày sau phẫu thuật, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi,...”.

Lương y Phùng Tuấn Giang cho biết, “bài thuốc” chữa trị bệnh ung thư quan trọng nhất ở đây là “kỳ môn y pháp”. Anh giới thiệu cho tôi một tài liệu nói đến “bài thuốc” hay phương pháp mới này và cho biết nó đã được Nam y sử dụng có hiệu quả gần đây. Theo “bài thuốc”, có 64 vị thuốc được người thầy thuốc dùng theo các trận đồ khác nhau hay được xếp như thế bàn cờ. Những vị thuốc này hoàn toàn không có độc tính, giàu tạp chất flavonoids và không gây tác dụng phụ.

Nhưng để chữa được các bệnh nan y như bệnh ung thư bằng kỳ môn y pháp thì người thầy thuốc phải biết cách dùng trận đồ sao cho phù hợp với từng loại, người bệnh nhân và bước phát triển bệnh cụ thể chứ không phải theo một khuôn mẫu chung. Đặc biệt là tất cả các dược liệu mà lương y sử dụng đều từ cây cỏ và động vật không còn chất độc, không có tác dụng phụ. Mục đích của việc sử dụng này nhằm để phục hồi khả năng phòng vệ của cơ thể giúp loại dị vật, tổ chức lạ và tế bào lạ, dần dần làm cho ung thư di căn ngừng lại đến khi khối u nhỏ dần và khỏi hẳn.

Ngoài việc sử dụng “kì môn y pháp” ra, ở Thọ Xuân Đường, trong phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư còn sử dụng thêm bài thuốc gia truyền mà lương y Phùng Tuấn Giang đã học được từ các đời trước và được phát triển thêm theo kinh nghiệm chữa bệnh của mình. Bài thuốc bao gồm nhiều vị khác nhau trong đó có môt số các vị chính như sâm Ngọc Linh, cóc, bọ cạp Việt nam, tinh nghệ... Trong đó, lương y cho biết sâm Ngọc Linh là một trong những vị thuốc chính và vô cùng cần thiết trong bài thuốc của mình.

Số bệnh nhân được Thọ Xuân Đường cứu qua các “cửa tử” khác nhau khá nhiều không thể ghi nhớ được hết. Nhưng ở đây, còn lưu giữ một cuốn “Sổ cảm tưởng bệnh nhân đã chữa thành công ung thư, ung bướu tại Thọ Xuân Đường”. Đọc nhanh qua một số lời ghi, một số đoạn của một bệnh nhân được trích sau đây để dẫn chứng. Một bệnh nhân 66 tuổi, nguyên là phó chủ nhiệm khoa của một trường đại học lớn Hà Nội, bị khối u tuyến giáp đã chữa khỏi bệnh ở Thọ Xuân Đường kể lại: Ông được “lương y cho siêu âm và bắt mạch” và “phát hiện có khối u thùy phải tuyến giáp… Lương y động viên tôi kiên trì ở đây, không cần mổ, chỉ cần châm cứu, uống thuốc sắc, thuốc viên và bôi thuốc… Sau một tuần điều trị khối u đã xẹp được khoảng một nửa. Và sau một tháng thì tôi khỏi hẳn. Tôi vô cùng cám ơn Lương y Phùng Tuấn Giang và tập thể nhân viên Nhà thuốc Thọ Xuân Đường”.

Ngoài ra, một số báo giấy, báo mạng cũng kể lại một số trường hợp trọng bệnh được Lương y Phùng Tuấn Giang chữa lành. Chẳng hạn, trên một ấn phẩm của “Đời sống & Pháp luật” mới đây, tháng 9/2014 có bài báo với đầu đề “Chuyện khó tin về người đàn ông bị ung thư giai đoạn cuối bỗng nhiên thoát “án tử”. Bài viết nói trường hợp một cán bộ về hưu 75 tuổi trú ở nội thành Hà Nội và trích ghi lời kể của Lương y Giang: “Khi thăm khám, tôi thấy sức khỏe của bệnh nhân hoàn toàn suy kiệt do hóa trị một thời gian dài, K trực tràng đã phẫu thuật, di căn hạch trung thất và thùy trên phổi phải… Khó có thể kéo dài cuộc sống”. Và anh cho biết đã dùng ““Kỳ môn y pháp” kết hợp với các loại thuốc tăng miễn dịch, tiêu ung nham, xả độc khí huyết phủ tạng cơ nhục tế bào”. Và kết quả, như bài báo viết, sau 3 tháng điều trị, tháng 2/2014 bệnh nhân đến Bệnh viện Hữu nghị cho kiểm tra bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính và kết luận: “không thấy di căn ở phổi và trung thất, thành ngực, không thấy u phổi. Thùy trên phổi phải có nốt xơ hóa nhỏ do di chứng tổn thương cũ”, Và bệnh nhân được chính bệnh viện tây y nói trên xác định bệnh nhân ung thư đã được “cứu thoát án tử”.

Phần thưởng xứng đáng

Là một đệ tử trung thành của nền Y học dân tộc, Lương y Phùng Tuấn Giang không chỉ có công lao lớn nâng phương pháp chẩn trị bệnh Nam y thành một văn hóa chữa bệnh của các dân tộc Việt Nam, anh còn có công lao tôn vinh xứng đáng với nền Y học dân tộc Việt Nam bằng các hoạt động đầy niềm đam mê nghiên cứu, sưu tập báu vật cây thuốc trên đất nước quê hương Việt Nam mình.

Không quản vất vả, nhọc nhằn, anh đã băng đèo lội suối, xuyên rừng vào Nam ra Bắc, đặt chân khắp mọi miền đất nước tìm dược liệu quý. Và anh đã được bù đắp xứng đáng, phát hiện được hai củ sâm Ngọc Linh (Panax Vietnamensis - Sâm Việt Nam) quý hiếm, một củ trên 100 năm tuổi và một củ khác nặng hơn 2kg, đều được phát hiện ở Nam Trung Bộ. Thảo dược quý sâm Ngọc Linh Việt Nam mọc thành quần thể ở độ cao 1.500 – 2.100m tại vùng núi Ngọc Linh thuộc vùng Kon Tum - Quảng Nam.

Sâm Ngọc Linh có hàm lượng saponin nhiều nhất tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới. Sâm Ngọc Linh mang những tính năng mà sâm Triệu Tiền và sâm Trung Quốc không có. Sâm Ngọc Linh có tính năng tuyệt hảo như tăng lực, phục hồi chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình thường, kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới.

Cũng qua lăn lộn và công lao khảo sát tìm kiếm, nhà “sưu tầm” Phùng Tuấn Giang đã phát hiện một quả nấm Phục Linh Thiên (tên khoa học Sclerotium Poriae Coros) nặng 2,2kg trong vùng rừng sâu, núi cao, buốt giá Tây Bắc, ở dãy Hoàng Liên Sơn cao độ trên 2.800 m. Loài nấm Phục Linh Thiên có tác dụng kháng tế bào ung thư, phục hồi cơ thể suy nhược nhanh, tác dụng như một mãnh dược trị bệnh nan y. Phục Linh Thiên quả là dược liệu quý và quả nấm Phục Linh Thiên 2,2kg của lương y Phùng Tuấn Giang có thể đánh đổi với cục vàng 8,5kg, nhưng anh muốn giữ để điều trị cho các bệnh nhân nặng.

Cũng do công lao và thành tựu trong chữa bệnh cứu người, trong những năm qua, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý khác nữa. Đó là Siêu Cúp thương hiệu nổi tiếng “Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng”, Cúp Vàng “Danh y xuất sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông”, cúp vàng “Vì sức khỏe người Việt” ... Bản thân Lương y Phùng Tuấn Giang được Bộ trưởng Y tế trao tặng danh hiệu cao quý “Trái tim vì sức khỏe người Việt”…

Nhà Thuốc Thọ Xuân Đường và tên tuổi của người chủ nhân trẻ tuổi có tài có tâm Phùng Tuấn Giang ngày một tỏa sáng. Cùng với gương sáng này, hy vọng sẽ còn nhiều cơ sở chữa bệnh Nam Y khác rải rác trên nhiều miền đất nước sẽ ngày càng được phát lộ thêm, vươn lên và được tập hợp lại dưới các hình thức tổ chức khác nhau. Từ đó, phương pháp chữa bệnh Nam Y hay Văn hóa chữa bênh Việt Nam sẽ được phát triển mạnh hơn, bay cao và vang xa hơn trên đất nước và ra nhiều nước trên thế giới.

Trần Minh