Hội đồng Lịch sử Trí Tuệ Nhân Tạo đánh giá trên các tiêu chí: Tiên phong, Ý nghĩa Xã hội, và Tầm ảnh hưởng.
“Khế ước xã hội cho Kỷ nguyên AI” của Diễn đàn Toàn cầu Boston, Viện Michael Dukakis và AIWS.net được Hội đồng Lịch sử Trí tuệ Nhân tạo vinh danh là Thành tựu Lịch sử Trí tuệ Nhân tạo 2020. Năm Thành tựu đi vào Lịch sử Trí Tuệ Nhân Tạo 2020 là (xếp theo thứ tự Alphabet tiếng Anh của tên Thành tựu):
Thứ nhất, AlphaFold, giải pháp cho một thách thức lớn 50 năm trong sinh học, được phát triển bởi DeepMind. Bước đột phá này chứng minh tác động của AI đối với khám phá khoa học và tiềm năng của nó để tăng tốc đáng kể tiến bộ trong một số lĩnh vực cơ bản nhất giải thích và định hình thế giới của chúng ta.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Diễn đàn Toàn cầu Boston |
Thứ hai, Artificial Intelligence Social Contract Index (Chỉ số Khế Ước Xã Hội Trí Tuệ Nhân Tạo), nghiên cứu so sánh đầu tiên về các chính sách và thực tiễn AI đặt ra phương pháp luận để thúc đẩy AI đáng tin cậy và lấy con người làm trung tâm.
Giáo sư Mireille Hildebrandt gọi báo cáo là “một kho tài liệu để kích hoạt các chiến lược học hỏi lẫn nhau”. Gabriela Zanfir-Fortuna cho biết báo cáo là một “nguồn lực quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu. . . toàn diện và vô cùng giá trị. Đây là báo cáo nghiên cứu của Trung Tâm Chính Sách Số và Trí Tuệ Nhân Tạo, báo cáo có sự tham gia đóng góp của 30 chuyên gia hàng đầu thế giới.
Thứ ba, Deep Understanding (Hiểu biết sâu), đây là khái niệm tiên phong, mới của Giáo sư Judea Pearl, một nhân vật lịch sử của trí tuệ nhân tạo với các mô hình Bayesian Network, mô hình suy luận nhân quả, đã được nhận giải thưởng Turing, giải thưởng Nhà Lãnh đạo Thế giới trong Xã hội Trí Tuệ Nhân Tạo. Deep Understading là mô hình lai ghép giữa dữ liệu và suy luận.
Những mô hình Machine Learning, Deep Learning đòi hỏi dữ liệu lớn, hệ thống lưu trữ lớn, tiêu tốn năng lượng, môi trường… nhưng với Deep Understanding giúp giảm tỷ lệ rất lớn dữ liệu nhờ hệ thống suy luận nhân quả, thông minh. Từ đây mở ra cuộc cách mạng mới trong trí tuệ nhân tạo, minh bạch và đỡ bị các công ty lạm dụng AI.
Thứ tư, GPT-3 - một ngôn ngữ lập trình tự nhiên tạo ra các bài báo và sổ tay kỹ thuật, các bài tiểu luận sáng tạo và mã máy tính thường khó phân biệt với đầu ra của con người. GPT-3 cũng đặt ra những câu hỏi đạo đức đầy thách thức về văn bản do máy tạo ra. GPT-3 do Lab nghiên cứu OpenAI tạo ra.
Thứ năm, Social Contract for the AI Age(Khế ước Xã hội cho Kỷ nguyên Trí tuệ Nhân tạo), đây là Khế ước Xã Hội đầu tiên trong kỷ nguyên Internet và Trí Tuệ Nhân Tạo. Nó như là chuẩn mực để kết nối giữa các quốc gia, giữa các chính phủ, các công ty, các tổ chức, bảo đảm cho một thế giới ứng dụng sâu rộng AI vẫn bảo đảm hoà bình, an ninh, văn minh, thịnh vượng.
Khế ước Xã Hội Cho Kỷ nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo do 10 nhân vật có uy tín là các Tổng thống, Thủ tướng, các Giáo sư, các nhà tư tưởng hàng đầu thế giới xây dựng, trong đó có Thống đốc Michael Dukakis, Tổng thống Vaira Vike-Freiberga, Cha đẻ Internet Vint Cerf, Giáo sư Alex Pentland. Đây cũng là niềm vui và tự hào của Việt Nam: ông Nguyễn Anh Tuấn, Nguyên Tổng Biên Tập VietNamNet là người khởi xướng, dẫn dắt xây dựng sáng kiến này.
Khế Ước Xã hội cho Kỷ nguyên Trí Tuệ Nhân tạo công bố ngày 9/9/2020, và được Liên minh Lãnh đạo Thế giới, tổ chức của hơn 100 Cựu Tổng Thống, Cựu Thủ tướng tổ chức hội nghị thảo luận về Khế Ước Xã Hội này và công bố báo cáo, thông cáo báo chí kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới ủng hộ, triển khai Khế Ước.
Tại Hội nghị Riga 2020, với sự tham dự của nhiều tổng thống, nhiều bộ trưởng, nhiều nghị sỹ quốc hội của các nước Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Anh, EU, Baltic, Úc, Nhật … Khế Ước Xã Hội cho Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo đã được xuất bản như là tài liệu chính thức với lời giới thiệu của các nhà lãnh đạo chính phủ Latvia, nước chủ nhà tổ chức Hội nghị, và được thảo luận tại Bàn tròn Bộ Tứ với sự tham gia của các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật, Úc, Ấn độ, và Bàn tròn Bộ Tứ tại Hội nghị Riga 2020 đã coi Khế Ước Xã Hội cho Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo là chuẩn mực, là nền tảng cho hoà bình và an ninh thế giới. Cựu Thủ tướng Bosnia – Herzegovina Zlatko Lagumdzija đã viết bài ca ngợi Khế ước Xã Hội này và đề xuất đây là Thành tựu đi vào Lịch sử Trí Tuệ Nhân tạo 2020.
Hai nhân vật đi vào Lịch sử Trí Tuệ Nhân Tạo 2020 là:
Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã dẫn đầu các nỗ lực thiết lập khung quy định cho AI, phản đối các thuật toán hộp đen và kêu gọi một Hiệp định xuyên Đại Tây Dương về Trí tuệ nhân tạo, dựa trên các giá trị dân chủ, bao gồm “nhân quyền, đa dạng, hòa nhập và bảo vệ quyền riêng tư.” Chủ tịch Ursula von der Leyen cũng đã được Diễn đàn Toàn cầu Boston vinh danh là Nhà lãnh đạo Thế giới vì Hoà bình và An ninh 2020.
Joy Boulawamini, nhà khoa học máy tính người Mỹ gốc Ghana và là nhà hoạt động kỹ thuật số có trụ sở tại MIT Media Lab, Buolawamini đã thành lập Liên minh Công lý Thuật toán để thách thức sự thiên vị trong các hệ thống AI. Trong năm 2020, nghiên cứu của cô đã giúp thuyết phục Amazon, IBM và Microsoft đình chỉ công nghệ nhận dạng khuôn mặt, một trong những ứng dụng gây tranh cãi nhất của AI.
Những thành tựu, Nhân vật Lịch sử Trí tuệ Nhân tạo 2020 sẽ được giới thiệu, trang trọng lưu trữ tại Thành phố Xã hội Trí Tuệ Nhân Tạo (AIWS City). Thành phố AIWS được thành lập với sự hợp tác của Liên minh Lãnh đạo Thế giới - Club de Madrid và Tác động Học thuật của Liên Hợp Quốc, là một thành phố kỹ thuật số ảo với ứng dụng sâu rộng trí tuệ nhân tạo là nơi thực hành Khế ước Xã hội cho Kỷ nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo.