Trong những ngày gần đây, dư luận Pháp đang xôn xao về vụ bà Michèle Alliot-Marie, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, bị phát hiện đã hai lần sử dụng máy bay riêng của một doanh nhân Tunisia thân cận với cựu Tổng thống Ben Ali để đi nghỉ mát. Trong bối cảnh trước đó, bà Alliot-Marie đã có những tuyên bố ủng hộ chế độ của ông Ben Ali, chỉ vài ngày trước khi chính quyền của ông này sụp đổ.
Sau đó không lâu, Thủ tướng Pháp François Fillon xác nhận đã được Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak mời đi nghỉ mát cuối năm 2010. Vụ bê bối này xảy ra trong lúc uy thế của nước Pháp đang đi xuống, và các phe đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống Pháp sắp tới, hoàn toàn không có lợi cho đảng cánh hữu UMP cầm quyền, nhất là trong quan hệ với các nước châu Phi.
Bị báo chí Pháp chỉ trích sử dụng máy bay riêng của Aziz Miled, một người thân cận của chế độ Ben Ali, trong dịp nghỉ lễ Giáng sinh 2010 tại Tunisia, Ngoại trưởng Pháp Michèle Alliot-Marie biện minh rằng, chuyến bay chỉ có 20 phút để tránh 2 giờ hành trình bằng đường bộ.
Nhưng tuần báo Le Nouvel Observateur khẳng định là bà Ngoại trưởng cùng người bạn đời, cũng là một bộ trưởng, cùng nhiều thành viên khác trong gia đình đã sử dụng chiếc máy bay này một lần nữa vào ngày 29/12/2010 để đi du ngoạn ở miền Nam mà không bị phong trào biểu tình cản trở giao thông. Để biện hộ, Ngoại trưởng Pháp chống chế một cách vụng về là trong lúc nghỉ hè thì bà "không phải là ngoại trưởng". Một lần nữa bà Ngoại trưởng phải tự cải chính lời tuyên bố "đi hè không phải là bộ trưởng" và hứa từ nay, ngày nào còn là Ngoại trưởng, bà sẽ không sử dụng máy bay riêng của ai cả.
Tuy nhiên, sau tất cả những lần giải thích vụng về trên, người ta thấy có cái gì đó không lành mạnh trong đời sống chính trị Pháp. Năm 2012, nước Pháp sẽ tiến hành bầu cử tổng thống. Thành ra giờ là lúc các bên tận dụng tất cả các cú đánh chính trị để hạ đối phương. Việc phe đối lập khui ra vụ này cũng là nhằm mục đích gây rối loạn phe cầm quyền UMP. Cánh hữu cầm quyền hiện đang rất khó khăn trong việc bênh vực bà Alliot-Marie. Không khó để nhận ra các đảng đối lập đang tập trung vào đời sống riêng tư của những nhân vật thân cận của Tổng thống Sarkozy.
Nhân vụ việc trên, báo chí Pháp cũng đang đặt ra những vấn đề đạo đức trong chính giới nước này. Hiện nay chính sách ngoại giao của Pháp với các quốc gia Bắc Phi không rõ ràng. Chẳng hạn như trước ngày cựu Tổng thống Ben Ali chạy trốn, nước Pháp cũng không nắm rõ tình hình tại Tunisia. Chỉ đến khi ông Ben Ali tới Arập Xêút thì nước Pháp mới giật mình và có những thông báo ngoại giao. Các quốc gia Bắc Phi là thuộc địa cũ của Pháp nên sự gắn bó giữa các quốc gia Bắc Phi với Pháp rất chằng chịt. Cánh hữu hay cánh tả đều có những quan hệ với các chính quyền Bắc Phi. Ngày nay khi chế độ Ben Ali sụp đổ thì ngay trong chính giới Pháp cũng có một số người trở mặt.
Còn nhớ rằng cách nay 2 năm, trong lễ mừng quốc khánh của Pháp, Tổng thống Sarkozy có mời cả ông Ben Ali và Mubarak tới tham dự lễ duyệt binh. Có thể thấy phản ứng của Pháp với hai chế độ Tunisia và Ai Cập hiện nay rất lúng túng. Nay dính thêm vụ của Ngoại trưởng Alliot-Marie, nhiều chính khách Pháp đã lên tiếng yêu cầu nước Pháp cần đặt ra những quy luật đạo đức để hạn chế tình trạng lạm dụng quyền lực của các thành viên chính phủ trong tương lai để tránh bị lôi ra trước quần chúng để giải thích.
Cách đây 6 tháng, trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ, một số bộ trưởng trong chính phủ của Tổng thống Sarkozy bị báo chí phanh phui việc lạm dụng tiền công quỹ đã phải từ chức. Nhưng nay ông Sarkozy lại tỏ ra bênh vực bà Alliot-Marie mạnh mẽ. Thực tế bà Alliot-Marie có uy tín khá lớn trong dân chúng Pháp bởi bà là người thân cận của cựu Tổng thống Jacques Chirac và là thành viên tích cực trong đảng cánh hữu UMP. Nhưng khi bảo vệ cho bà Alliot-Marie, những người ủng hộ ông Sarkozy giờ đây lại đặt ra vấn đề là trong vụ việc này có sự bao che trắng trợn mà không thể giải thích được. Chính điều này đã làm giảm uy tín của Tổng thống Sarkozy và đảng cầm quyền UMP.
Theo giới quan sát, trong những ngày sắp tới, giải pháp hay nhất là bà Alliot-Marie nên tự động từ chức. Sự ra đi của bà sẽ góp phần giúp đảng UMP lấy lại uy tín và tranh đấu quyền lực với các đảng đối lập khác trong những ngày sắp tới. Nếu tham quyền cố vị, chính phủ của Sarkozy sẽ càng mất uy tín và đảng UMP cũng sẽ bị vạ lây.
Bên cạnh vấn đề bê bối nội bộ, vụ việc của bà Alliot-Marie cũng đã gây ảnh hưởng tới hình ảnh của nước Pháp trên trường quốc tế. Thực tế mà nói, nước Pháp ngày nay không còn là một cường quốc như xưa mà chỉ còn là một quốc gia trung bình. Thành ra đối với các quốc gia châu Phi, uy tín nước Pháp giờ đây đã bị giảm hoàn toàn. Điển hình là trong vụ lùm xùm tại Bờ Biển Ngà mới đây, Tổng thống Laurent Gbagbo đã không coi Chính phủ Pháp ra gì và các lãnh đạo châu Phi khác cũng coi thường vai trò của Paris hiện nay. Tâm lý thực dân vẫn còn trong quan hệ giữa Pháp với các nước châu Phi.
Nước Pháp ngày nay không giàu có như trước nữa nhưng vẫn cứ đặt điều kiện dạy dỗ người khác khiến người ta thấy điều đó hơi lố bịch. Pháp hiện đang là Chủ tịch luân phiên G20 và G8, đã đề nghị thành lập khối các quốc gia Địa Trung Hải. Nhưng với vị thế của Pháp hiện nay cộng thêm những vụ bê bối trong đạo đức làm việc lại càng làm cho vị thế của Pháp trên trường quốc tế đi xuống.
Việc làm đầu tiên của chính phủ Sarkozy đã được thực thi sau các vụ bê bối trên. Ngày 9/2 vừa qua, Tổng thống Sarkozy yêu cầu các bộ trưởng từ nay nên đi nghỉ mát trong phạm vi nước Pháp, và tất cả các lời mời từ bên ngoài phải được Thủ tướng xét duyệt. Còn Thủ tướng François Fillon cho biết, một dự luật sẽ được đưa ra trong những tuần lễ tới, liên quan đến các biện pháp hạn chế những nhập nhằng giữa công vụ và lợi ích riêng tư.
(Theo ANTG)
Bà Michèle Alliot-Marie
Sau đó không lâu, Thủ tướng Pháp François Fillon xác nhận đã được Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak mời đi nghỉ mát cuối năm 2010. Vụ bê bối này xảy ra trong lúc uy thế của nước Pháp đang đi xuống, và các phe đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống Pháp sắp tới, hoàn toàn không có lợi cho đảng cánh hữu UMP cầm quyền, nhất là trong quan hệ với các nước châu Phi.
Bị báo chí Pháp chỉ trích sử dụng máy bay riêng của Aziz Miled, một người thân cận của chế độ Ben Ali, trong dịp nghỉ lễ Giáng sinh 2010 tại Tunisia, Ngoại trưởng Pháp Michèle Alliot-Marie biện minh rằng, chuyến bay chỉ có 20 phút để tránh 2 giờ hành trình bằng đường bộ.
Nhưng tuần báo Le Nouvel Observateur khẳng định là bà Ngoại trưởng cùng người bạn đời, cũng là một bộ trưởng, cùng nhiều thành viên khác trong gia đình đã sử dụng chiếc máy bay này một lần nữa vào ngày 29/12/2010 để đi du ngoạn ở miền Nam mà không bị phong trào biểu tình cản trở giao thông. Để biện hộ, Ngoại trưởng Pháp chống chế một cách vụng về là trong lúc nghỉ hè thì bà "không phải là ngoại trưởng". Một lần nữa bà Ngoại trưởng phải tự cải chính lời tuyên bố "đi hè không phải là bộ trưởng" và hứa từ nay, ngày nào còn là Ngoại trưởng, bà sẽ không sử dụng máy bay riêng của ai cả.
Tuy nhiên, sau tất cả những lần giải thích vụng về trên, người ta thấy có cái gì đó không lành mạnh trong đời sống chính trị Pháp. Năm 2012, nước Pháp sẽ tiến hành bầu cử tổng thống. Thành ra giờ là lúc các bên tận dụng tất cả các cú đánh chính trị để hạ đối phương. Việc phe đối lập khui ra vụ này cũng là nhằm mục đích gây rối loạn phe cầm quyền UMP. Cánh hữu cầm quyền hiện đang rất khó khăn trong việc bênh vực bà Alliot-Marie. Không khó để nhận ra các đảng đối lập đang tập trung vào đời sống riêng tư của những nhân vật thân cận của Tổng thống Sarkozy.
Nhân vụ việc trên, báo chí Pháp cũng đang đặt ra những vấn đề đạo đức trong chính giới nước này. Hiện nay chính sách ngoại giao của Pháp với các quốc gia Bắc Phi không rõ ràng. Chẳng hạn như trước ngày cựu Tổng thống Ben Ali chạy trốn, nước Pháp cũng không nắm rõ tình hình tại Tunisia. Chỉ đến khi ông Ben Ali tới Arập Xêút thì nước Pháp mới giật mình và có những thông báo ngoại giao. Các quốc gia Bắc Phi là thuộc địa cũ của Pháp nên sự gắn bó giữa các quốc gia Bắc Phi với Pháp rất chằng chịt. Cánh hữu hay cánh tả đều có những quan hệ với các chính quyền Bắc Phi. Ngày nay khi chế độ Ben Ali sụp đổ thì ngay trong chính giới Pháp cũng có một số người trở mặt.
Còn nhớ rằng cách nay 2 năm, trong lễ mừng quốc khánh của Pháp, Tổng thống Sarkozy có mời cả ông Ben Ali và Mubarak tới tham dự lễ duyệt binh. Có thể thấy phản ứng của Pháp với hai chế độ Tunisia và Ai Cập hiện nay rất lúng túng. Nay dính thêm vụ của Ngoại trưởng Alliot-Marie, nhiều chính khách Pháp đã lên tiếng yêu cầu nước Pháp cần đặt ra những quy luật đạo đức để hạn chế tình trạng lạm dụng quyền lực của các thành viên chính phủ trong tương lai để tránh bị lôi ra trước quần chúng để giải thích.
Cách đây 6 tháng, trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ, một số bộ trưởng trong chính phủ của Tổng thống Sarkozy bị báo chí phanh phui việc lạm dụng tiền công quỹ đã phải từ chức. Nhưng nay ông Sarkozy lại tỏ ra bênh vực bà Alliot-Marie mạnh mẽ. Thực tế bà Alliot-Marie có uy tín khá lớn trong dân chúng Pháp bởi bà là người thân cận của cựu Tổng thống Jacques Chirac và là thành viên tích cực trong đảng cánh hữu UMP. Nhưng khi bảo vệ cho bà Alliot-Marie, những người ủng hộ ông Sarkozy giờ đây lại đặt ra vấn đề là trong vụ việc này có sự bao che trắng trợn mà không thể giải thích được. Chính điều này đã làm giảm uy tín của Tổng thống Sarkozy và đảng cầm quyền UMP.
Theo giới quan sát, trong những ngày sắp tới, giải pháp hay nhất là bà Alliot-Marie nên tự động từ chức. Sự ra đi của bà sẽ góp phần giúp đảng UMP lấy lại uy tín và tranh đấu quyền lực với các đảng đối lập khác trong những ngày sắp tới. Nếu tham quyền cố vị, chính phủ của Sarkozy sẽ càng mất uy tín và đảng UMP cũng sẽ bị vạ lây.
Bên cạnh vấn đề bê bối nội bộ, vụ việc của bà Alliot-Marie cũng đã gây ảnh hưởng tới hình ảnh của nước Pháp trên trường quốc tế. Thực tế mà nói, nước Pháp ngày nay không còn là một cường quốc như xưa mà chỉ còn là một quốc gia trung bình. Thành ra đối với các quốc gia châu Phi, uy tín nước Pháp giờ đây đã bị giảm hoàn toàn. Điển hình là trong vụ lùm xùm tại Bờ Biển Ngà mới đây, Tổng thống Laurent Gbagbo đã không coi Chính phủ Pháp ra gì và các lãnh đạo châu Phi khác cũng coi thường vai trò của Paris hiện nay. Tâm lý thực dân vẫn còn trong quan hệ giữa Pháp với các nước châu Phi.
Nước Pháp ngày nay không giàu có như trước nữa nhưng vẫn cứ đặt điều kiện dạy dỗ người khác khiến người ta thấy điều đó hơi lố bịch. Pháp hiện đang là Chủ tịch luân phiên G20 và G8, đã đề nghị thành lập khối các quốc gia Địa Trung Hải. Nhưng với vị thế của Pháp hiện nay cộng thêm những vụ bê bối trong đạo đức làm việc lại càng làm cho vị thế của Pháp trên trường quốc tế đi xuống.
Việc làm đầu tiên của chính phủ Sarkozy đã được thực thi sau các vụ bê bối trên. Ngày 9/2 vừa qua, Tổng thống Sarkozy yêu cầu các bộ trưởng từ nay nên đi nghỉ mát trong phạm vi nước Pháp, và tất cả các lời mời từ bên ngoài phải được Thủ tướng xét duyệt. Còn Thủ tướng François Fillon cho biết, một dự luật sẽ được đưa ra trong những tuần lễ tới, liên quan đến các biện pháp hạn chế những nhập nhằng giữa công vụ và lợi ích riêng tư.
(Theo ANTG)