Trong lúc cảnh sát tới hiện trường tìm chứng cứ và gia đình các nạn nhân chờ
câu trả lời, vẫn chưa một ai chắc chắn tại sao tối qua (22/11) lại có nhiều
người xuất hiện trên Cầu Vồng đến vậy.
>> Mỹ chia buồn sâu sắc với nhân dân Campuchia
>> 349 người giẫm đạp nhau đến chết ở Campuchia
>> Nhân
chứng
kể lại thảm họa kinh hoàng tại Campuchia
>> Campuchia để quốc tang các nạn nhân vụ giẫm đạp kinh
hoàng
>> Campuchia để quốc tang các nạn nhân vụ giẫm đạp
kinh
hoàng
>>
4 người Việt thiệt mạng trong thảm họa ở Campuchia
Cả thủ đô Phnom
Penh của Campuchia hôm nay tràn ngập những lời đồn thổi về nguyên nhân vụ giẫm
đạp khiến hàng nghìn người kẹt cứng trên cây cầu treo nhỏ nối đôi bờ sông Tonle
Sap. Tính đến thời điểm này, 395 người được xác nhận đã thiệt mạng, hoặc do ngạt
thở vì bị những người khác xéo lên, hoặc ngã xuống dòng nước bên dưới. Hơn 500
người bị thương.
Một số may mắn thoát chết kể lại rằng, dòng người
bắt đầu xô nhau khi có tin cây cầu sắp sập. Nhiều nhân chứng cho biết họ đã tận
mắt nhìn cây cầu căng ra trước sức nặng của hàng nghìn người. Có người nói hoảng
loạn là do những chiếc bóng đèn đủ màu sắc treo trên các dây giảm xóc phát ra
lửa, cũng có người kể về tin đồn về ngộ độc thực phẩm hay một băng cướp đang
hành nghề trong đám đông.
Cầu Vồng vốn là phương tiện duy nhất để người dân rời Đảo Kim Cương. Một cây cầu
khác cách đó khoảng 200m là đường dẫn tới đảo. Nhưng Cầu Vồng gần hơn với lễ hội
được tổ chức bên bờ sông phía thành phố.
Lúc đó chưa tới 10h đêm, các tiết mục đến hồi cao trào, tâm trạng hoảng loạn bắt
đầu, khi đám đông mắc kẹt trên cầu tìm đường thoát và kêu cứu. Những người ngã
xuống hoặc bất tỉnh ngay lập tức bị giẫm đạp bởi hàng nghìn bàn chân nối tiếp
nhau.
Đảo Kim Cương, cái tên được đặt theo hình thù của đảo, là một mảnh đất nhỏ nằm
sát bên bờ sông Tonle Sap. Vốn là một hòn đảo vô danh nằm bên dòng sông vắng,
Đảo Kim Cương mới phát triển khoảng vài năm trở lại đây, trở thành một trung tâm
giải trí và mua sắm.
Cầu Vồng còn mới tinh với chiều dài 40m. Cây cầu treo này vừa được xây trong năm
nay và người dân chỉ được phép sử dụng nó trong 3 ngày diễn ra Lễ hội Té nước.
Đêm qua lẽ ra là một đêm vui vẻ: Bon Om Touk, Lễ hội Té nước Campuchia, là lễ
hội lớn nhất trong năm ở đất nước này, khi thành phố Phnom Penh yên ả ngày
thường bống trở nên náo nhiệt với hơn một triệu người, cả trong và ngoài nước,
kéo tới để tham quan.
Thành phố chật ních người, với vô số các quầy hàng, người bán dạo, người đi vui
chơi, ca hát... chen nhau từng khoảng trống.
Đến sáng nay, Cầu Vồng vẫn nằm đó, nhưng với hàng nghìn đôi giày, dép, áo mũ bị
bỏ lại trong cơn ác mộng đã nuốt chửng hàng trăm người. Hàng nghìn người vẫn tập
trung lại, nhưng lần này là ở hai bên bờ sông và họ bị chặn lại trước những tấm
rào chắn mà cảnh sát và binh sĩ dựng lên.
Trên bờ sông, gia đình các nạn nhân đang làm lễ cúng và cầu siêu cho họ. Ở Bệnh
viện Calmette gần đó, một nhà xác ngoài trời tạm thời được dựng lên.
Bên trong một lều bạt trắng, thi thể của những người thiệt mạng được xếp thành
hàng trên những manh chiếu cói. Những ai đã được nhận dạng được phủ vải trắng,
còn những người chưa biết tung tích nằm phơi không cho ruồi nhặng bu đầy trong
cái nóng ngột ngạt ở Campuchia.
Những ai may mắn tìm được xác của người thân thì chuẩn bị các thủ tục cần thiết
để đưa xác về nhà.
Boupha Lak ngồi cạnh chân con gái bà, nhẹ nhàng vuốt ve thi thể cô. Bà thổn
thức: "Nó tới lễ hội để gặp bạn bè, nhưng khi sự việc xảy ra thì chỉ có mình nó
trên cầu. Nó được tìm thấy ở bên dưới nhiều thi thể nữa. Họ bảo với tôi nó nằm
dưới cùng".
Những chiếc quan tài sẽ được xe quân đội chở đến. Chúng sẽ được trao cho gia
đình các nạn nhân và được đưa giúp về quê an táng.
"Hầu hết những người thiệt mạng không ở Phnom Penh. Họ đến từ các tỉnh", một
cảnh sát cho biết. "Họ chưa nhìn thấy cây cầu này vì nó mới. Họ muốn tận mắt
thấy và đi trên đó. Và họ không biết được rằng sông không sâu lắm".
- Thanh Hảo (Theo Guardian)