Như Tạp chí Công Thương đã đưa tin trước đó, sau hơn 6 tháng theo dõi, mai phục, chiều ngày 7/7/2020,Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động và Cục A05, Bộ Công An tấn công vào kho hàng lậu hơn có diện tích hơn 10.000m2 tại thành phố Lào Cai.
Theo đó, gần 100 cảnh sát cơ động và lực lượng QLTT đã ập vào kho hàng có địa chỉ tại 145 Hoàng Diệu, phường Lào Cai, TP Lào Cai.
Kho hàng này do Trần Thành Phú, 28 tuổi, thường trú tại phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, đứng tên, làm chủ.
Gần 100 cảnh sát cơ động và lực lượng QLTT đã ập vào kho hàng lậu khủng có diện tích 10.000m2 tại 145 Hoàng Diệu, TP Lào Cai |
Tại thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra, 3 nhân viên được thuê để thay nhau livestream trên các tài khoản Facebook như: Thảo Trần, Giầy đồng giá...
Theo khai nhận ban đầu của các nhân viên, mỗi ngày, tối thiểu họ cũng chốt được khoảng 100 - 200 đơn hàng, do hơn 40 nhân viên ngồi máy tính thực hiện bằng phần mềm quản lý tập trung.
Sau khi chốt các đơn hàng của khách trên Facebook, các lô hàng được đóng gói để gửi đi khắp cả nước thông qua các hãng chuyển phát nhanh, đồng nghĩa với việc hàng chục vạn sản phẩmhàng giả, hàng lậu được đưa ra thị trường một cách trót lọt trong suốt 2 năm qua.
Như vậy, trong vòng 1 tháng, trung bình, kho hàng này đã bán thị trường 30.000 đơn hàng, trung bình mỗi đơn hàng có từ 2,8-3 sản phẩm. Đáng chú ý, doanh thu theo điều tra những tháng gần đây hơn 10 tỉ đồng/tháng.
Hàng hóa tại kho chủ yếu là: giầy dép, kính mắt, đồng hồ, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm... nhập lậu hoặc có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như LV, Gucci, Chanel, Adidas... |
Thông tin với phóng viên báo chí tại hiện trường, ông Nguyễn Kỳ Minh - Phó Chánh văn phòng Tổng cục QLTT cho biết, dấu hiệu về kho hàng lậu, hoạt động khoảng 2 năm nay. Từ cuối năm 2019, Tổng cục đã xây dựng một chuyên án đặc biệt được và dùng nhiều biện pháp điều tra để theo dõi, truy tìm đường đi của việc nhập hàng, xuất hàng.
“Việc tìm ra ổ nhóm này không phải quá khó nhưng để có thông tin chắc chắn về đường dây này thì cơ quan chức năng rất vất vả vì mô hình kinh doanh này 100% trên Internet, giao dịch chớp nhoáng, nhanh và không lưu trữ gì trên mạng dấu vết mà chỉ thông qua livestream, giới thiệu trực tiếp, sau đó đối tượng có thể xóa clip mua bán kinh doanh hàng hóa”, Phó Chánh văn phòng Nguyễn Kỳ Minh thông tin.
Theo quan sát của phóng viên, hàng hóa tại kho chủ yếu là: giầy dép, kính mắt, đồng hồ, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm... nhập lậu hoặc có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như LV, Gucci, Chanel, Adidas...
Do số lượng hàng hóa trong kho quá lớn, nên hết ngày 8/7, lực lượng chức năng mới có thể hoàn tất kiểm đếm và bàn giao vụ việc cho các ngành chức năng liên quan để xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.
Phóng viên Tạp chí Công Thương sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin liên quan đến vụ việc này.
Kho hàng lậu có diện tích 10.000m2 do Trần Thành Phú, 28 tuổi, thường trú tại phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, đứng tên, làm chủ |
Tại thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra, 3 nhân viên được thuê để thay nhau livestream trên các tài khoản Facebook như: Thảo Trần, Giầy đồng giá... Các đối tượng đầu tư trang thiết bị rẻ tiền, thô sơ để phục vụ việc livestream, bán hàng qua mạng |
Theo khai nhận ban đầu của các nhân viên, mỗi ngày, tối thiểu họ cũng chốt được khoảng 100 - 200 đơn hàng, do hơn 40 nhân viên ngồi máy tính thực hiện bằng phần mềm quản lý tập trung |
Như vậy, trong vòng 1 tháng, trung bình, kho hàng này đã bán thị trường 30.000 đơn hàng, trung bình mỗi đơn hàng có từ 2,8-3 sản phẩm. Đáng chú ý, doanh thu theo điều tra những tháng gần đây hơn 10 tỉ đồng/tháng |
Do số lượng hàng hóa trong kho quá lớn, nên hết ngày 8/7, lực lượng chức năng mới có thể hoàn tất kiểm đếm và bàn giao vụ việc cho các ngành chức năng liên quan để xử lý vụ việc theo quy định pháp luật |
Theo Tạp chí Công thương