- Lãnh đạo TP.HCM khẳng định đề án thu phí xe ô tô vào trung tâm thành phố là cần thiết, tuy nhiên cần thu thập và hoá giải hợp lý các ý kiến phản biện, đặt lợi ích người dân lên hàng đầu.
Khả thi?
Chiều ngày 05/02, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã chủ trì cuộc họp với các Sở Ngành trực thuộc lắng nghe đơn vị nghiên cứu đề án thu phí xe ô tô vào trung tâm thành phố báo cáo tính khả thi của dự án này.
Ông Lâm Thiếu Quân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Tiên Phong (ITD) đưa ra số liệu dự báo, vào năm 2017, TP.HCM sẽ có khoảng 800.000 xe ô tô theo mức tăng 10-12%/năm hiện tại. Dự báo này này cho thấy tình trạng kẹt xe ngày càng phức tạp do hạ tầng giao thông không kịp đáp ứng.
Đề án thu phí do ITD đã khởi động nghiên cứu từ tháng 12/2009 và mới đây sau khi Sở giao thông vận tải trình Hội đồng nhân dân TP.HCM đề án này đã được đồng ý về mặt chủ trương. Với vành đai thu phí tự động khép kín có 35 cổng, ITD khẳng định sau khi đi vào hoạt động sẽ thu ngân sách cho TP.HCM số tiền 3,2- 3,5 tỷ/ngày.
Với kịch bản thu phí do đơn vị nghiên cứu đề án đưa ra, dự báo số lượng xe buýt sẽ tăng 17% do nhiều người dân chuyển qua sử dụng phương tiện công cộng. Vấn đề phát sinh sau khi thiết lập vành đai thu phí là sẽ khiến áp lực giao thông gia tăng tại các tuyến Bạch Đằng, Phan Đăng Lưu.
ITD cho rằng vấn đề này sẽ được hoá giải sau khi tuyến Tân Sơn Nhất- Bình Lợi- Vành Đai Ngoài hoàn thành vì có thể “chia lửa” áp lực giao thông. Bên cạnh những kết quả khả thi sau khi nghiên cứu, tại cuộc họp ITD một lần nữa minh hoạ sơ đồ dòng tiền thu phí trước các Ban ngành có mặt.
Theo đó, tất cả tiền thu được sẽ chi trả thông qua hệ thống ngân hàng, sau đó chuyển đến kho bạc nhà nước, Sở giao thông vận tải và đóng vào ngân sách nhà nước. Thời gian dự án hoạt động là 10 năm, không thu phí các ngày thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.
Phản biện
Hàng loạt ý kiến phản biện của các Sở, Ngành đã đưa ra đối với đề án thu phí xe ô tô vào trung tâm TP.HCM. Ông Bùi Xuân Cường, Phó giám đốc Sở giao thông vận tải cho rằng, hiện nay chiếu theo pháp lệnh Phí và lệ phí thì việc triển khai đề án này là chưa thể. Thành phố cần kiến nghị bổ sung pháp lệnh phí và lệ phí thì mới có thể thực hiện đề án này.
Chưa dừng lại đó, đại diện Sở GTVT đặt ra vấn đề phản biện như, nếu sau khi đặt vành đai thu phí mà bên ngoài chưa có các bãi đậu xe ngầm xử lý ra sao? Mặt khác, trong đề án do ITD đề xuất, nếu ô tô không mua thiết bị đầu đọc chuyên biệt thì đề nghị lực lượng CSGT xử phạt. Tuy nhiên, theo Nghị định 34 thì lực lượng công an không thể xử phạt trường hợp này.
Việc ITD lấy bài học từ các nước đã thực hiện thành công vành đai thu phí tự động như: Singapore, Stockhom, London, ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM nói: “Việc so sánh này là chưa hợp lý vì giữa TP.HCM và những quốc gia này không có mẫu số chung do có quá nhiều khác biệt về đặc điểm quy hoạch đô thị, sự phát triển của phương tiện vận tải hành khách công cộng”.
Đại diện Sở tài chính đưa ra 10 vấn đề phản biện đề án thu phí do ITD trình bày. Trong đó, một số vấn đề chủ yếu như: dự án này không tạo ra tài sản cố định mà chỉ tạo ra công cụ thu phí; đề án này dùng chính tài sản, lực lượng công vụ của nhà nước để tiến hành thu phí; thu phí khiến giá cả tăng cao dẫn đến lạm phát; nguy cơ xảy ra ùn tắc ở vành đai ngoài…
Bác lập luận của phía ITD, đại diện Viện phát triển kinh tế nói: “Nếu sau khi thu phí, lượng ô tô giảm mà xe máy tăng 13%, khiến khu vực trung tâm ngập tràn xe máy, thành ra ô tô trả tiền phí để rồi đi chậm hơn”.
Sau nhiều ý kiến đóng góp của đại diện các Sở ngành, Phó chủ tịch UBND thành phố, ông Nguyễn Hữu Tín chỉ đạo đơn vị nghiên cứu đề án cần bổ sung, nghiên cứu thêm kinh nghiệm của các quốc gia đã thực hiện trong thời gian lấy ý kiến dư luận và thu thập phản biện xã hội của các nhà khoa học, người dân.
“Phản biện trên tinh thần hoàn chỉnh đề án và triển khai có lợi cho giao thông thành phố chứ không phải phản biện để rồi không làm nữa”, ông Tín nói. Theo chủ trương của lãnh đạo TP.HCM, hiện vấn đề giải toả ùn tắc giao thông đang được đặt lên là ưu tiên hàng đầu.
Quốc Quang
Khả thi?
Chiều ngày 05/02, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã chủ trì cuộc họp với các Sở Ngành trực thuộc lắng nghe đơn vị nghiên cứu đề án thu phí xe ô tô vào trung tâm thành phố báo cáo tính khả thi của dự án này.
Ông Lâm Thiếu Quân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Tiên Phong (ITD) đưa ra số liệu dự báo, vào năm 2017, TP.HCM sẽ có khoảng 800.000 xe ô tô theo mức tăng 10-12%/năm hiện tại. Dự báo này này cho thấy tình trạng kẹt xe ngày càng phức tạp do hạ tầng giao thông không kịp đáp ứng.
Đề án thu phí do ITD đã khởi động nghiên cứu từ tháng 12/2009 và mới đây sau khi Sở giao thông vận tải trình Hội đồng nhân dân TP.HCM đề án này đã được đồng ý về mặt chủ trương. Với vành đai thu phí tự động khép kín có 35 cổng, ITD khẳng định sau khi đi vào hoạt động sẽ thu ngân sách cho TP.HCM số tiền 3,2- 3,5 tỷ/ngày.
TP.HCM cho rằng đề án thu phí xe ô tô vào trung tâm cần rất nhiều phản biện xã hội |
ITD cho rằng vấn đề này sẽ được hoá giải sau khi tuyến Tân Sơn Nhất- Bình Lợi- Vành Đai Ngoài hoàn thành vì có thể “chia lửa” áp lực giao thông. Bên cạnh những kết quả khả thi sau khi nghiên cứu, tại cuộc họp ITD một lần nữa minh hoạ sơ đồ dòng tiền thu phí trước các Ban ngành có mặt.
Theo đó, tất cả tiền thu được sẽ chi trả thông qua hệ thống ngân hàng, sau đó chuyển đến kho bạc nhà nước, Sở giao thông vận tải và đóng vào ngân sách nhà nước. Thời gian dự án hoạt động là 10 năm, không thu phí các ngày thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.
Phản biện
Hàng loạt ý kiến phản biện của các Sở, Ngành đã đưa ra đối với đề án thu phí xe ô tô vào trung tâm TP.HCM. Ông Bùi Xuân Cường, Phó giám đốc Sở giao thông vận tải cho rằng, hiện nay chiếu theo pháp lệnh Phí và lệ phí thì việc triển khai đề án này là chưa thể. Thành phố cần kiến nghị bổ sung pháp lệnh phí và lệ phí thì mới có thể thực hiện đề án này.
Chưa dừng lại đó, đại diện Sở GTVT đặt ra vấn đề phản biện như, nếu sau khi đặt vành đai thu phí mà bên ngoài chưa có các bãi đậu xe ngầm xử lý ra sao? Mặt khác, trong đề án do ITD đề xuất, nếu ô tô không mua thiết bị đầu đọc chuyên biệt thì đề nghị lực lượng CSGT xử phạt. Tuy nhiên, theo Nghị định 34 thì lực lượng công an không thể xử phạt trường hợp này.
Việc ITD lấy bài học từ các nước đã thực hiện thành công vành đai thu phí tự động như: Singapore, Stockhom, London, ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM nói: “Việc so sánh này là chưa hợp lý vì giữa TP.HCM và những quốc gia này không có mẫu số chung do có quá nhiều khác biệt về đặc điểm quy hoạch đô thị, sự phát triển của phương tiện vận tải hành khách công cộng”.
Đại diện Sở tài chính đưa ra 10 vấn đề phản biện đề án thu phí do ITD trình bày. Trong đó, một số vấn đề chủ yếu như: dự án này không tạo ra tài sản cố định mà chỉ tạo ra công cụ thu phí; đề án này dùng chính tài sản, lực lượng công vụ của nhà nước để tiến hành thu phí; thu phí khiến giá cả tăng cao dẫn đến lạm phát; nguy cơ xảy ra ùn tắc ở vành đai ngoài…
Bác lập luận của phía ITD, đại diện Viện phát triển kinh tế nói: “Nếu sau khi thu phí, lượng ô tô giảm mà xe máy tăng 13%, khiến khu vực trung tâm ngập tràn xe máy, thành ra ô tô trả tiền phí để rồi đi chậm hơn”.
Sau nhiều ý kiến đóng góp của đại diện các Sở ngành, Phó chủ tịch UBND thành phố, ông Nguyễn Hữu Tín chỉ đạo đơn vị nghiên cứu đề án cần bổ sung, nghiên cứu thêm kinh nghiệm của các quốc gia đã thực hiện trong thời gian lấy ý kiến dư luận và thu thập phản biện xã hội của các nhà khoa học, người dân.
“Phản biện trên tinh thần hoàn chỉnh đề án và triển khai có lợi cho giao thông thành phố chứ không phải phản biện để rồi không làm nữa”, ông Tín nói. Theo chủ trương của lãnh đạo TP.HCM, hiện vấn đề giải toả ùn tắc giao thông đang được đặt lên là ưu tiên hàng đầu.
Quốc Quang