TIN LIÊN QUAN
Ánh sáng mặt trời tạo nên một cái bóng hình trăng lưỡi liềm trên sàn của một hang động ngầm trên sao Hỏa. Cái lỗ hình tròn này có thể dẫn tới một ống dung nham, vốn được tạo thành khi dung nham đông đặc trên bề mặt nhưng tiếp tục nóng chảy phía dưới. Cuối cùng dung nham chảy đi hết, để lại một hang động trống trơn. Bóng hình trăng lưỡi liềm trong bức ảnh do tàu thăm dò sao Hỏa MRO của cơ quan NASA chụp đã giúp các nhà khoa học ước tính được sàn của hang động nằm sâu khoảng 20 mét so với bề mặt hành tinh.
Một trong những cánh tay xoắn ốc của thiên hà NGC 2146 (nhỏ hơn dải Ngân hà của chúng ta một chút) đang cong gập một góc 45 độ. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do lực hấp dẫn của một thiên hà không xác định gần đó đang gây nhiễu loạn cánh tay của NGC 2146, khiến nó bị oằn cong.
Bình minh nhuộm hồng hai phá nước ngọt gần Kaliningrad, Nga. Các đầm phá này bị ngăn cách với biển Baltic (bên trái) bằng các dải đất hẹp uốn lượn hai bên bán đảo.
Bóng tối giúp xác định các miệng núi lửa trên bề mặt của tiểu hành tinh Vesta trong vành đai tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Các nhà khoa học tin rằng, Vesta ra đời từ một đám khí và bụi còn sót lại sau khi hình thành Mặt trời cách đây 4,65 tỷ năm trong một vụ nổ siêu lân tinh.
Trong khi đang nghiên cứu các sông băng ở khu vực Andes, Bolivia, nhà khoa học Edson Ramirez đã "chộp" được một cảnh tượng thú vị: Một vật thể lớn rơi từ trên trời xuống, để lại một vệt khói phía trên các đỉnh núi Huayna Potosí và Tuni Condoriri. Dựa trên bức ảnh của Ramirez, chuyên gia nghiên cứu hành tinh Munoz Sanchez nhận định, vật thể là một ngôi sao băng có chiều rộng lên đến 0,5 mét.
Bức ảnh mới công bố cho thấy, các ngôi sao dường như đang xoay tròn quanh cực bắc thiên hà, xuyên qua cực quang tuyệt đẹp phía trên hồ Sugar ở British Columbia, Canada.
Thanh Bình