-
Hãi hùng với giá xăng, nhiều chị em công sở
đã bỏ xe máy chuyển sang đạp xe đi làm. Tiết kiệm được một khoản chi phí
xăng xe nhưng cũng từ chiếc xe đạp có biết bao chuyện dở khóc dở cười.
"Được cái lọ, mất cái chai"
Từ ngày xăng tăng giá, chi phí xăng xe của Minh Loan (nhân viên một công ty truyền thông trên đường Đại La) cũng tăng lên đáng kể. Trước đây cứ đổ 70.000 đồng tiền xăng là đi được 4 ngày, nay cũng chừng ấy tiền cứ 3 ngày lại phải đổ. Chưa kể tiền gửi xe cũng đã tăng lên 5.000 đồng/lượt, mỗi ngày chiếc xe cũng "ngốn" của Loan 25-30.000 đồng.
Thấy cô bạn gần nhà bỏ xe máy chuyển sang đi xe đạp, lại có sẵn chiếc xe đạp của đứa em trai đi du học để lại, Loan cũng hí hửng đạp xe đi làm.
Chuyện bắt đầu rắc rối khi Loan phải đi cùng
trưởng phòng sang phố Phạm Ngọc Thạch gặp đối tác. Không thể đạp xe "lò dò"
theo sau xe máy, Loan đành "muối mặt" xin trưởng phòng cho đi nhờ. Lúc leo
lên xe mới phát hiện mình không mang mũ bảo hiểm, định tìm người mượn nhưng
sợ trễ giờ nên Loan đành phải gọi xe ôm.
Tiết kiệm được 30 ngàn tiền xăng thì lại mất 50 ngàn cho xe ôm, Loan thở dài: "Cũng may là gần công ty còn có xe ôm chứ đi taxi thì đúng là quá tội. Kể ra công việc của mình chỉ đến văn phòng ngồi rồi về, không phải chạy đây đó như thế này thì đi xe đạp thoải mái quá".
Nhà cách chỗ làm tầm 4 km, chưa đầy 30 phút đạp xe nên Thu Quế (nhân viên thiết kế đồ họa) quyết định cho xe máy "nghỉ hè" để đạp xe đi làm. Sáng sớm sung sức, đạp xe như tập thể dục nên Quế cứ thế "bon bon" đến cơ quan.
Đến buổi thứ 3, đang trên đường về thì không hiểu xui xẻo thế nào mà chiếc xe đột nhiên hết hơi. Dắt gần cây số mà không tìm được quán nào sửa xe đạp, Quế đành gửi xe rồi bắt xe ôm về nhà. Hôm sau Quế phải nhờ em trai đến lấy xe rồi dắt ra cổng trường học mới có chỗ sửa.
"Mình thích đi xe đạp lắm, hồi trước mình cũng đi xe đạp đi học, trời nắng, trời mưa, hôm nào cũng đi. Chỉ tội lúc xe bị hết hơi là dắt mệt thôi. Hồi trước xe đạp nhiều còn tìm được quán sửa ven đường chứ giờ toàn xe máy, tìm được chỗ sửa xe đạp đúng là mò kim đáy bể", Quế méo mặt.
Xe đạp à...hết chỗ gửi
Trong khi nhiều nước trên thế giới coi việc đi xe đạp đến công sở như một hành động văn minh để bảo vệ môi trường sống và giữ gìn sức khỏe thì nhiều người ở Việt Nam vẫn còn quan niệm cổ hủ "xe đạp chỉ dành cho người nghèo".
Thích đạp xe đến cơ quan nhưng đi được 3 ngày T. Lâm (ngõ 158, Thái Thịnh) đành phải quay lại dùng xe máy vì không tìm được chỗ gửi. Lâm làm việc ở một tòa nhà trên đường Tôn Đức Thắng, mọi ngày gửi xe máy thì không sao nhưng khi đi xe đạp thì anh bảo vệ tuyên bố một câu xanh rờn "không có vé xe đạp".
"Anh này bảo thẳng với tôi là bãi xe chỉ nhận gửi xe máy và ô tô, không có vé xe đạp. Nói một thôi một hồi, nể mặt tôi làm việc trong tòa nhà anh ta mới "đặt cách" cho tôi gửi nhưng không có vé. Bảo tôi cứ để đó anh ta trông hộ còn hôm sau đi thì tìm chỗ khác gửi", anh Lâm bức xúc.
"Tôi thấy dân mình coi trọng vẻ bề ngoài quá, nhiều người cứ cho rằng đi xe máy, thậm chí là xe xịn mới được tôn trọng. Còn xe đạp chỉ dành cho người nghèo thì phải. Đến bãi gửi xe còn chê không thèm nhận xe đạp", anh Lâm nói thêm.
Không chỉ bị các bãi gửi xe "từ chối", người đi xe đạp còn bị "phân biệt đối xử" theo nhiều cách khác nhau khi lưu thông trên đường, vào quán ăn, nhà hàng hay đi mua sắm.
Bích Liên (24 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ:
"Mình thích đi xe đạp thật nhưng khổ mỗi cái là đi vào giờ cao điểm thì cứ
gọi là chỉ hít khói ô tô, xe máy thái ra. Nhiều khi còn bị mấy bác đi xe máy
quát nạt "đi gọn vào, không có mắt à", "muốn chết hả"..."
"Đi xe đạp vào cửa hàng thời trang thì bị phân biệt đối xử thôi rồi. Mình cứ xem chán chê nhân viên không thèm "làm phiền" luôn. Có lần mình dựng xe đạp trước cửa một shop quần áo, chưa kịp vào thì cô nhân viên đã nói ngay với mình "xin việc à, ở đây tuyển đủ nhân viên rồi", chị Liên ngán ngẩm.
Không chỉ vì giá xăng tăng, nhiều người thích đi xe đạp vì đó là một cách tốt để rèn luyện sức khỏe và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên vì "dân mình coi trọng vẻ bề ngoài" nên việc đạp xe đến công sở vẫn chỉ là niềm mơ ước của nhiều người. "Khi nào quay lại như hồi trước đây, ra đường chỉ có xe đạp và xích lô thì mới thoải mái đạp xe được", chị Liên hóm hỉnh.
"Được cái lọ, mất cái chai"
Từ ngày xăng tăng giá, chi phí xăng xe của Minh Loan (nhân viên một công ty truyền thông trên đường Đại La) cũng tăng lên đáng kể. Trước đây cứ đổ 70.000 đồng tiền xăng là đi được 4 ngày, nay cũng chừng ấy tiền cứ 3 ngày lại phải đổ. Chưa kể tiền gửi xe cũng đã tăng lên 5.000 đồng/lượt, mỗi ngày chiếc xe cũng "ngốn" của Loan 25-30.000 đồng.
Thấy cô bạn gần nhà bỏ xe máy chuyển sang đi xe đạp, lại có sẵn chiếc xe đạp của đứa em trai đi du học để lại, Loan cũng hí hửng đạp xe đi làm.
Tìm quán sửa xe máy thì dễ, tìm quán sửa xe đạp như "mò kim đáy bể" (Nguồn ảnh: wolf) |
Tiết kiệm được 30 ngàn tiền xăng thì lại mất 50 ngàn cho xe ôm, Loan thở dài: "Cũng may là gần công ty còn có xe ôm chứ đi taxi thì đúng là quá tội. Kể ra công việc của mình chỉ đến văn phòng ngồi rồi về, không phải chạy đây đó như thế này thì đi xe đạp thoải mái quá".
Nhà cách chỗ làm tầm 4 km, chưa đầy 30 phút đạp xe nên Thu Quế (nhân viên thiết kế đồ họa) quyết định cho xe máy "nghỉ hè" để đạp xe đi làm. Sáng sớm sung sức, đạp xe như tập thể dục nên Quế cứ thế "bon bon" đến cơ quan.
Đến buổi thứ 3, đang trên đường về thì không hiểu xui xẻo thế nào mà chiếc xe đột nhiên hết hơi. Dắt gần cây số mà không tìm được quán nào sửa xe đạp, Quế đành gửi xe rồi bắt xe ôm về nhà. Hôm sau Quế phải nhờ em trai đến lấy xe rồi dắt ra cổng trường học mới có chỗ sửa.
"Mình thích đi xe đạp lắm, hồi trước mình cũng đi xe đạp đi học, trời nắng, trời mưa, hôm nào cũng đi. Chỉ tội lúc xe bị hết hơi là dắt mệt thôi. Hồi trước xe đạp nhiều còn tìm được quán sửa ven đường chứ giờ toàn xe máy, tìm được chỗ sửa xe đạp đúng là mò kim đáy bể", Quế méo mặt.
Xe đạp à...hết chỗ gửi
Trong khi nhiều nước trên thế giới coi việc đi xe đạp đến công sở như một hành động văn minh để bảo vệ môi trường sống và giữ gìn sức khỏe thì nhiều người ở Việt Nam vẫn còn quan niệm cổ hủ "xe đạp chỉ dành cho người nghèo".
Thích đạp xe đến cơ quan nhưng đi được 3 ngày T. Lâm (ngõ 158, Thái Thịnh) đành phải quay lại dùng xe máy vì không tìm được chỗ gửi. Lâm làm việc ở một tòa nhà trên đường Tôn Đức Thắng, mọi ngày gửi xe máy thì không sao nhưng khi đi xe đạp thì anh bảo vệ tuyên bố một câu xanh rờn "không có vé xe đạp".
"Anh này bảo thẳng với tôi là bãi xe chỉ nhận gửi xe máy và ô tô, không có vé xe đạp. Nói một thôi một hồi, nể mặt tôi làm việc trong tòa nhà anh ta mới "đặt cách" cho tôi gửi nhưng không có vé. Bảo tôi cứ để đó anh ta trông hộ còn hôm sau đi thì tìm chỗ khác gửi", anh Lâm bức xúc.
"Tôi thấy dân mình coi trọng vẻ bề ngoài quá, nhiều người cứ cho rằng đi xe máy, thậm chí là xe xịn mới được tôn trọng. Còn xe đạp chỉ dành cho người nghèo thì phải. Đến bãi gửi xe còn chê không thèm nhận xe đạp", anh Lâm nói thêm.
Không chỉ bị các bãi gửi xe "từ chối", người đi xe đạp còn bị "phân biệt đối xử" theo nhiều cách khác nhau khi lưu thông trên đường, vào quán ăn, nhà hàng hay đi mua sắm.
Không chỉ vì giá xăng tăng, nhiều người thích đi xe đạp vì đó là một cách tốt để rèn luyện sức khỏe và bảo vệ môi trường (Ảnh HTX) |
"Đi xe đạp vào cửa hàng thời trang thì bị phân biệt đối xử thôi rồi. Mình cứ xem chán chê nhân viên không thèm "làm phiền" luôn. Có lần mình dựng xe đạp trước cửa một shop quần áo, chưa kịp vào thì cô nhân viên đã nói ngay với mình "xin việc à, ở đây tuyển đủ nhân viên rồi", chị Liên ngán ngẩm.
Không chỉ vì giá xăng tăng, nhiều người thích đi xe đạp vì đó là một cách tốt để rèn luyện sức khỏe và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên vì "dân mình coi trọng vẻ bề ngoài" nên việc đạp xe đến công sở vẫn chỉ là niềm mơ ước của nhiều người. "Khi nào quay lại như hồi trước đây, ra đường chỉ có xe đạp và xích lô thì mới thoải mái đạp xe được", chị Liên hóm hỉnh.
- Kim Minh