-Tiến tới bình đẳng giới là thông điệp chính của cuộc thi “Chuyển động 50/50: Khởi sự kinh doanh, tăng quyền năng phụ nữ”.

Cuộc thi đã nhận được 56 đề án từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thái Nguyên và từ các trường đại học lớn như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Sư phạm Đà Nẵng và Đại học Kiến trúc Đà Nẵng.

Điểm đáng lưu ý là tỷ lệ nam giới tham dự chiếm 28%, cho thấy chủ đề “tăng quyền năng cho phụ nữ” đã thu hút sự quan tâm và mong muốn góp sức cho mục tiêu bình đẳng giới từ phía các bạn sinh viên nam.

{keywords}
Thuyết trình ấn tượng.

Trận chung kết bùng nổ với phần thuyết trình vô cùng ấn tượng và không kém phần gay cấn, rực cháy với những ý tưởng cạnh tranh và thú vị đã mang đến thành công cho 10 đội chơi xuất sắc nhất.

“Gameshow Sinh viên: “Hiểu về phụ nữ” là đề án được đánh giá sát với tiêu chí của cuộc thi về bình đẳng giới. Điểm thú vị nhất của phần chơi nằm ở ý tưởng hình thành ba phần chơi thú vị: Hiểu biết – Hoán đổi vị trí – Phụ nữ thời đại. Bạn Nguyễn Thị Vân Anh – Giám đốc sáng lập dự án chia sẻ về vấn đề sẽ giải quyết của các bạn: “Dự án nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi tư duy lối mòn về bình đẳng giới và vai trò Phụ nữ trong thời đại mới của 6000 sinh viên.

Cũng theo chia sẻ của bạn, điểm nhấn trong các phần chơi: “Phần chơi Hiểu biết sẽ mang đến những thông tin về bình đẳng giới, nhằm tăng nhận thức của cộng đồng về vấn đề bình đẳng giới, phần chơi “Hoán đổi vị trí” chính là phần khó nhất, cũng là phần quan trọng nhất là các bạn nam sẽ phải đóng vai là một phụ nữ, mặc váy, đi giày cao gót và thậm chí đặt mình vào những tình huống ứng xử của những người phụ nữ để đặt mình vào những vị trí của họ và hiểu người phụ nữ phải đối mặt với những vấn đề như thế nào.

Nằm trong dự án Doanh nghiệp xã hội (DNXH) của Hội đồng Anh Việt Nam, cuộc thi được phát động vào tháng 10 năm 2013, nhằm hướng tới giải quyết những vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ, tạo sinh kế bền vững cho lao động nữ, giải quyết các thách thức và rào cản cho sự phát triển của phụ nữ.

Ông Chris Brown, Giám đốc Hội đồng Anh Việt Nam nói: “Mang tên gọi “Khởi động 50/50”, ý tưởng của cuộc thi là tạo nên thế cân bằng 50 – 50 giữa vai trò tích cực của nam giới và nữ giới trong các vấn đề xã hội.

“Hiện tại lượng phụ nữ đang được làm việc ít hơn so với nam giới. Thu nhập của họ có được do đó cũng ít hơn. Số lượng công việc ít hơn, khoản tiền thu nhập cũng giảm. Về tổng thu nhập giảm hơn. Về mức lương cũng giảm hơn. Phụ nữ không được bình quyền, so với nam giới luôn có vị thế yếu hơn”, bà Keit Welch lý giải về lý do lựa chọn đối tượng cuộc thi.

“Các bạn trẻ thực sự đã khiến chúng tôi đi từ ngạc nhiên tới thích thú bởi những ý tưởng của mình. Với những sáng kiến vì môi trường, giúp đỡ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, người khiếm thính, tôi thực sự cho rằng chúng ta có quyền tin tưởng vào các bạn trẻ này – vì họ đang thực sự trăn trở và nỗ lực làm việc vì một xã hội tốt đẹp hơn. Tôi hi vọng, những kiến thức từ khóa học sẽ không chỉ giúp các bạn dành chiến thắng trong cuộc thi, mà sẽ giúp ích cho các bạn trong những dự định khởi nghiệp sau này”, cũng theo chia sẻ của ông Chris Brown.

Hầu hết các đề án tham gia cuộc thi đều hướng đến giải quyết việc làm cho các đối tượng phụ nữ trong xã hội và đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực trước khi đưa vào sử dụng lao động.

Bạn Vũ Thanh Phong, Đại diện nhóm New Life với đề án “Cuộc sống mới cho những người chuyển giới nữ” chia sẻ: “New Life cung cấp cho họ hai chiếc cầu. Cầu thứ nhất đưa họ đến những trung tâm đào tạo để họ có kĩ năng, bởi họ không có kiến thức từ nhà trường cũng như kĩ năng, kinh nghiệm. Còn chiếc cầu thứ hai là với những người đã có kiến thức, kĩ năng rồi, mình sẽ mang họ đến những trung tâm sử dụng lao động, cung cấp cho họ công việc làm họ mong muốn. Trước khi cung cấp việc làm, mình phải phỏng vấn xem nhu cầu của họ, để rồi hướng họ đi theo những con đường họ mong muốn, chứ không phải là công việc họ không mong muốn để tồn tại qua ngày”.

Đặc biệt, cuộc thi còn nhằm hướng đến truyền đạt các kiến thức về doanh nghiệp xã hội đối với các bạn sinh viên bởi mô hình doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay vẫn còn khá mới mẻ.

Theo chia sẻ của chị Chế Phong Lan, Cán bộ Tư vấn CSIP, phong trào doanh nghiệp toàn cầu đã chứng minh rằng yếu tố xã hội và các vấn đề xã hội có mối liên hệ với nhau, đồng hành cùng nhau và cùng phát triển và cùng tạo nên những giá trị lớn hơn, đồng thời vẫn có những lợi ích kinh tế để đảm bảo sự bền vững về mặt tài chính, không quá phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài bởi nguồn tài trợ chỉ có ở một giai đoạn, không bền vững.

“Nhưng anh có yếu tố kinh doanh, anh luôn duy trì được theo đúng sứ mệnh tôn chỉ của anh, mà thậm chí khi anh thành công thì anh có thể nhân rộng và mang lại những tác động xã hội lớn hơn nữa cho cộng đồng yếu thế cũng như giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường,…”

Theo nhận định của chị, các bạn đã nhìn ra hiện thực xã hội, các bạn không bằng lòng với hiện thực xã hội, biến nó trở thành động lực, đam mê của mình thì các bạn sẽ có trí tuệ và sự sáng tạo để tìm ra những giải pháp phù hợp với những thách thức đó.

“Yếu tố sáng tạo khá phong phú về vùng miền, đặc biệt một số đề án mang tính chất đi vào phần “ngách”, rất đặc biệt và khó khăn. Ví dụ như cộng đồng người nữ chuyển giới hoặc nữ tù nhân mới được mãn hạn tù,… Các bạn thể hiện các bạn rất dũng cảm”, bà Chế Phong Lan, cán bộ tư vấn CSIP bày tỏ.

Cũng theo chia sẻ của bà, các bạn có những sáng tạo mới khác biệt hơn trong vấn đề tiếp cận, tiên phong trong lĩnh vực thị trường, cho đầu ra. Nhưng về mặt lôi kéo một cộng đồng yếu thế tham gia vào và nhận ra các giá trị của họ thì lần này các bạn đã có sự đa dạng hơn. Các bạn cũng rất nhiệt huyết và đam mê, nhất là các tỷ lệ 17/20 đề án vấn tiếp tục quyết tâm theo đến cùng thể hiện bước đầu trong thành công của các bạn”.

“Các bạn đã nhìn thấy các vấn đề xã hội Việt Nam đương đại, bản thân các bạn cũng tìm ra các vấn đề môi trường. Cách truyền tải thông điệp bằng câu chuyện của các bạn chính là những điều chúng ta đang tìm kiếm. Đó là những mô hình doanh nghiệp tuyệt vời, làm biến chuyển cuộc sống theo hướng tích cực hơn”, bà Keit Welch chia sẻ.

“Các bạn trẻ ngày càng đi sâu vào các vấn đề xã hội. Các doanh nghiệp xã hội đã giúp hiện thực hóa, quy mô hóa ước mơ của các bạn sinh viên. Thay vì trước đây đó là các dự án sinh viên thiên về từ thiện thì hiện tại các dự án đã có thể bền vững hơn, thành công hơn do mở rộng đối tượng.

Đỗ Dung