- “Không có chuyện hàng không dồn chuyến để bán vé giờ chót. Bởi, chờ 1 phút lấy thêm được 1 hành khách thì thu không bằng chi...” - ông Nguyễn Đình Hùng, Giám đốc Công ty phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) cho biết tại buổi làm việc với Cục hàng không VN, ngày 31/7. 

{keywords} 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm hủy chuyến, trong đó có nguyên nhân do tàu bay về muộn, do kỹ thuật, thời tiết

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Cảng vụ Hàng không Miền Bắc cho biết: Từ 13-29/7 tình trạng chậm hủy chuyến bay vẫn diễn ra. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm hủy chuyến, trong đó có nguyên nhân do tàu bay về muộn, do kỹ thuật, thời tiết…  

Thậm chí có trường hợp do tổ lái, tiếp viên đến muộn 33 phút như chuyến bay VJ8887 hành trình từ Hà Nội -  Đà Nẵng ngày 22/7/2014 của Vietjet Air. Lý do tiếp viên đến muộn được Vietjet Air giải thích là do nối chuyến của chuyến khác không về kịp… 

Cục phó Cục Hàng không VN Võ Huy Cường cũng nêu thực tế, thời gian qua ông nhận được phản ánh chặng bay Hà Nội - Đồng Hới có tình trạng dồn chuyến, hủy chuyến. Thế nhưng khi thanh tra Cục Hàng không kiểm tra thì 3 chuyến bay khách bị ảnh hưởng không phải là hủy, dồn chuyến bay vì lý do thương mại mà vì lý do kỹ thuật, tàu bay bị sét đánh, bắt buộc phải dừng 10 ngày để bảo dưỡng.  

Ông Sơn cho rằng, tình trạng chậm hủy chuyến bay còn do công tác phục vụ tại các cảng hàng không. Cụ thể, ngày 24/7 chuyến bay  của Jettar facific HN-SG chậm do chậm phục vụ xe thang, ngày 28/7 cũng chuyến bay của Jetar chậm do cửa ra tàu bay bị trùng nhau... 

Ngoài ra vị Phó Giám đốc Cảng vụ Hàng không Miền Bắc cho biết thêm, qua kiểm tra thực tế cho thấy, thời gian quay đầu của chuyến bay đều quá 30 phút, nhanh nhất là 50 phút, còn lại thời gian quay đầu toàn gấp đôi với quy định. 

Về vấn đề này, ông Cường cho biết, Cục Hàng không sẽ làm việc với các hãng để xác định lại thời gian quay đầu chuyến bay cho hợp lý. Bởi, việc kéo dài thời gian quay đầu của tàu bay sẽ giảm tỷ lệ chậm hủy chuyến rất nhiều, trong khi chậm hủy chuyến làm hành khách bức xúc... 

Ông Cường cũng yêu cầu các hãng hàng không cần lập kế hoạch khai thác phù hợp với  năng lực của mình. Vì thực tế việc phát triển hàng không quá tần suất bay, trong khi con người tại một số hãng còn thiếu, năng lực còn yếu sẽ làm tăng tình trạng chậm hủy chuyến.  

Dồn chuyến như xe đò chỉ là…tin đồn ? 

{keywords}

Các hãng hàng không khẳng định không có việc chậm, hủy chuyến bay vì lý do thương mại.

Ông Sơn cũng dẫn ra tình trạng do ít khách, các hãng đã dồn chuyến để đảm bảo doanh thu. Chẳng hạn, chuyến bay ngày 29/7 của Vietnam Airlines theo kế hoạch bay bằng máy bay nhỏ (A321) lúc 6h đã được dồn sang chuyến bay 7h bằng máy bay to hơn (Boing 777).   

Đại diện VNA giải thích nguyên nhân chính là do tàu bay nhỏ bị hỏng và việc thay đổi lịch bay đã được thông báo đến khách trước 1 ngày.  

“Trong nửa cuối tháng 7 có đến 10 chuyến bay hủy vì lý do thương mại như trên”, ông Sơn nói. 

Về phản ánh thời gian qua có tình trạng máy bay cố chờ để dồn khách hoặc chờ bán vé giờ chót, ông Nguyễn Đình  Hùng Giám đốc Công ty phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) cho biết, các hãng hàng không xây dựng lịch bay từ 3-6 tháng thậm chí 1 năm và hành trình bay khép kín nên việc dồn chuyến như xe đò chỉ là tin đồn… 

“Không có chuyện dồn chuyến để bán vé giờ chót. Bởi, chờ 1 phút lấy thêm được 1 hành khách thì thu không bằng chi”, ông Hùng nói. 

Về vấn đề này đại diện công ty phục vụ mặt đất của Vietnam Airlines khẳng định, không có chuyện dồn chuyến vì lý do thương mại. Các chuyến bay của các hãng và VNA đều đưa giữ liệu vào hệ thống làm thủ tục tự động, khách mua vé vào giờ chót không đáng kể nên không có việc dồn khách, dồn chuyến. 

Vũ Điệp