Báo cáo tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới khu vực miền núi phía Bắc giai đoạn 2010-2020 cho hay, riêng đối với tiêu chí môi trường, có 786 xã đạt tiêu chí Môi trường và An toàn thực phẩm, đạt 34,5% (tăng 31,5% so với năm 2011 và tăng 20,0% so với năm 2015).
Đã có nhiều bài học kinh nghiệm về mô hình, cách làm hiệu quả tại các địa phương đã làm thay đổi đời sống của bà con nhân dân, cải tạo cảnh quan môi trường. Có thể điểm qua một số ví dụ điển hình như: Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt và cải tạo cảnh quan môi trường ở TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên; Mô hình kỹ thuật kết hợp giữa xử lý rác thải hữu cơ và trồng chuối tại Yên Bái, Mô hình làng kinh tế sinh thái kết hợp với du lịch tỉnh Lai Châu...
Không để môi trường tụt lại phía sau trong xây dựng nông thôn mới |
Ngoài ra còn rất nhiều bài học hữu ích từ thay đổi tập quán canh tác, thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp, chế biến nông lâm thuỷ sản thân thiện với môi trường; thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, nằm sát khu sinh hoạt; thay đổi thói quen về xả rác bừa bãi (đặc biệt là vào nguồn nước); thay đổi hành vi và nhận thức về môi trường thông qua các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa, trồng cây, tạo dựng cảnh quan môi trường nông thôn sáng – xanh – sạch và đẹp….
Vẫn đầy những khó khăn
Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận là công tác bảo vệ môi trường ở khu vực miền núi phía Bắc hiện nay vẫn đang đối đầu với đầy những khó khăn, thách thức. Trước hết do địa bàn rộng, mật độ dân cư thưa thớt (trừ các khu vực nội thị); địa hình không bằng phẳng; lũ lụt thiên tai xảy ra thường xuyên, nên mức độ đầu tư cho hạ tầng nói chung và hạ tầng vệ bảo vệ môi trường vô cùng khó khăn.
Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế thấp, nên các nội dung được ưu tiên sẽ là đường giao thông, phát triển kinh tế, cấp điện, cấp nước…; sau đó đến nhóm các nội dung về an sinh xã hội như trường học, trạm y tế, nhà văn hoá….và các nội dung về môi trường thường bị xếp ở nhóm ưu tiên cuối cùng.
Còn cả nguyên nhân tập quán và thói quen sinh hoạt của người dân, từ chăn nuôi, đến sản xuất nông nghiệp, để nhu cầu nước sạch, nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước…..
Thứ năm là cần một mục tiêu, tiêu chí, cách làm riêng và đặc thù cho vùng miền núi phía Bắc trong thời gian tới, không nên đặt chung một mặt bằng với các vùng miền khác.
Quan tâm đầu tư cho môi trường
Trong giai đoạn tới, về môi trường, vẫn phải bám sát vào các mục tiêu, cách làm đã được xác định tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó đặc biệt chú trọng: về quản lý rác thải sinh hoạt, rác thải từ quá trình sản xuất nông nghiệp (như chăn nuôi, chế biến nông lâm sản…); quản lý các cơ sở sản xuất, hoạt động chăn nuôi, hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, đặc biệt là nước thải phát sinh từ các hoạt động này trên địa bàn nông thôn; giải quyết từng bước công tác cấp nước sạch cho người dân; công tác vệ sinh cá nhân tại các hộ gia đình (nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước; phong trào 3 sạch..); tiếp tục nỗ lực không ngừng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi...
Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, bên cạnh song hành cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành địa phương, quyết tâm thực hiện có hiệu quả Chương trình theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đang tập trung cao độ cho công tác quản lý chất thải rắn trên phạm vi toàn quốc, trong đó từ đánh giá thực trạng trên toàn lãnh thổ Việt Nam, rà soát lại toàn bộ cơ chế chính sách; phân công trách nhiệm; rà soát lại công nghệ và các mô hình quản lý phù hợp để đề ra một định hướng quản lý chất thải rắn.
Đặc biệt, Bộ sẽ tập trung rà soát và xác định có được một mô hình và phương thức quản lý chất thải rắn phù hợp, hiệu quả, an toàn về môi trường; thích ứng với điều kiện địa lý và tập quán của người dân, chú trọng việc phân loại và xử lý an toàn tại nơi phát sinh chất thải.
Ngoài ra, còn nhiều việc Bộ cũng đang song hành cùng với các địa phương khu vực miền núi phía Bắc như quản lý các nguồn nước, các khu vực bảo tồn thiên nhiên có tầm quan trọng quốc gia; quản lý các cơ sở sản xuất có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao; quản lý môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; làng nghề…;
Trong thời gian xa hơn, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, cùng xác định lại các mục tiêu cụ thể cho từng vùng miền kế thừa từ những thành quả của Chương trình giai đoạn này. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục nghiên cứu và để xuất khung pháp lý; cơ chế chính sách, các hướng dẫn thực hiện mang tính pháp quy phù hợp cho khu vực miền núi phía Bắc.
Bài: Bích Hạnh - nhóm PV
Ảnh: Tạ Ngọc Huy Linh - nhóm PV