- Ngày 11/1, TP.HCM tổ chức hội nghị triển khai cho cán bộ thành phố kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Trưởng ban chỉ
đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân TP.HCM về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, nhấn
mạnh các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân TP
được tiếp cận dự thảo sửa đổi Hiến pháp và tham gia đóng góp ý kiến.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Trưởng ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân TP.HCM về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. |
TP.HCM sẽ tuyên truyền để không một người dân nào không được biết việc được tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp.
Theo bà Tâm, TP.HCM sẽ không hạn chế dân chủ trong việc lấy ý kiến dân nhưng cũng kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ trong việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước.
Cụ thể, các cơ quan, đơn vị tổ chức góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp phải thực hiện trước ngày 20/3 để tổng hợp báo cáo lên trên. Ngày 5/3, các sở ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, UBND quận huyện phải tổng hợp ý kiến đóng góp gửi Ban chỉ đạo thành phố lần 1 trước 10/3 và lần 2 chậm nhất 25/3.
Sau đó, Ban chỉ đạo thành phố tổng hợp ý kiến gửi Chính phủ, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần 1 vào 15/3 và lần 2 vào 31/3. Cả hai bản báo cáo đều có giá trị như nhau.
Các ý kiến góp ý sau ngày 28/3 thì gửi trực tiếp về Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp (37 Hùng Vương, quận Ba Đình, TP Hà Nội), đồng thời gửi thư điện tử đến hộp thư ubdtsdhp@qh.gov.vn hoặc qua trang thông tin điện tử duthaoonline.quochoi.vn.
- Vĩnh Yên