Theo báo cáo ghi nhận, đây là trường hợp người chuyển giới đầu tiên trên thế giới được cấy ghép tái tạo âm đạo từ da cá nước ngọt và thành công mỹ mãn.

Người phụ nữ này có tên là Maju, 35 tuổi ở Brazil. Vào năm 1999, Maju thực hiện phẫu thuật chuyển giới từ nam thành nữ nhưng không thành công khiến bộ phận sinh dục của cô bị thu hẹp và tổn thương nặng.

Trong suốt 10 năm sau đó, Maju sống trong cô đơn do không thể đáp ứng được chuyện chăn gối. Sau khi nghe danh một bệnh viện ở phía đông bắc Brazil có thể tạo âm đạo cho phụ nữ không có bộ phận sinh dục bằng da cá, người phụ nữ 35 tuổi quyết tâm đến đó một lần. 

Sau khi kiểm tra, các chuyên gia quyết định giúp đỡ Maju tìm lại chính mình. Cuộc phẫu thuật chính thức diễn ra vào ngày 23/4, trong suốt 3 tiếng đồng hồ các bác sĩ đã chèn một khuôn hình ống được bọc bằng da cá rô phi vào trong âm đạo của Maju. Trước đó, miếng da cá đã được khử trùng, khử mùi kỹ lưỡng. 6 ngày sau phẫu thuật, miếng da sẽ được hấp thụ vào cơ thể cô một cách dễ dàng.

{keywords}

Để tạo âm đạo giả, da cá sẽ được quấn quanh khuôn hình bộ phận sinh dục

Để hoàn thiện, sau khi kết thúc phẫu thuật, các bác sĩ đã chèn một thanh silicon đặc vào trong âm đạo Maju 6 tháng để ngăn chặn thành âm đạo đóng kín lại.

Thời gian tiếp theo, Maju hồi phục rất tốt, bác sĩ cho biết trong một vài tháng tới cô có thể quan hệ tình dục bình thường.

Phẫu thuật chuyển giới 10 năm trước khiến tôi bị hẹp và khô âm đạo. Sau khi phẫu thuật tái tạo bằng da cá diễn ra thành công tôi có cảm giác được sống lại một lần nữa", Maju chia sẻ.

{keywords}

Bác sĩ phẫu thuật bọc da cá xung quanh khuôn trước khi chèn

Da cá rô phi được sử dụng như thế nào?

Trước khi được sử dụng, da cá trải qua một quá trình làm sạch và khử trùng đặc biệt sau đó tiếp xúc với bức xạ để tiêu diệt bất kỳ loại virus nào.

Việc này sẽ loại bỏ tất cả các vảy và mùi tanh trên da, sau đó được bảo quản kỹ lưỡng trong nhiệt độ vô trùng cực thấp. Trong điều kiện này da cá có thể lưu trữ được đến 2 năm. 

Tại sao da cá lại được sử dụng trong y tế?

{keywords}

Trước đó da cá rô từng được sử dụng để điều trị các nạn nhân bị bỏng

"Phương pháp da cá" được coi là ít xâm lấn hơn so với kỹ thuật truyền thống khi tái tạo âm đạo bằng da ghép từ đùi. Việc lấy da trên cơ thể bệnh nhân sẽ khiến họ đau đớn và hồi phục lâu hơn, khả năng cao sẽ để lại sẹo lớn mất thẩm mỹ. 

Việc sử dụng da cá cũng giúp vết thương hồi phục nhanh hơn mà ít để lại sẹo rõ ràng, tỉ lệ hoại tử do nhiễm trùng cũng thấp hơn.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh da cá rô phi giàu độ ẩm và collagen loại 1 - một loại protein giúp chữa lành vết thương hiệu quả. Ngoài ra da cá có khả năng kháng bệnh, khỏe và đàn hồi tốt như da người.

Trước đây da cá rô phi từng được sử dụng để chữa trị cho các bệnh nhân bị bỏng nặng. Các chuyên gia kỳ vọng trong tương lai da cá rô phi sẽ được ứng dụng nhiều hơn trong lĩnh vực y tế.

An An (Dịch theo Dailymail)

Cặp đôi vợ 65, chồng 28 tuổi quyết định thụ tinh nhân tạo để có con

Cặp đôi vợ 65, chồng 28 tuổi quyết định thụ tinh nhân tạo để có con

Chuyện tình yêu "đôi đũa lệch" của người phụ nữ 65 với chàng trai 28 tuổi gây sốt toàn Trung Quốc. Khi đứng trước áp lực sinh đẻ đã quyết định thụ tinh nhân tạo.