"Khu phố Tây ở Hà Nội" - cuốn sách là một đóng góp quan trọng của PGS. TS. Phan Phương Thảo trong các nghiên cứu về lịch sử của người Việt.

Nhưng Khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính là công trình chung của Phan Phương Thảo (chủ biên) viết cùng các học giả uy tín.

{keywords}

Tác phẩm nổi bật ở độ chắc chắn về thông tin và sự khai thác triệt để các nguồn tài liệu. Với phương pháp nghiên cứu định lượng đầy sức mạnh, Phan Phương Thảo đã phân tích chuyên sâu hơn ba ngàn bằng khoán điền thổ của khu phố "Tây" ở Hà Nội, giai đoạn 1940-1950. Cùng với sự tham gia hỗ trợ của một nhóm tác giả, chị đã nghiên cứu chi tiết và hệ thống về cấu trúc ngôi nhà, diện tích và chủ sở hữu của toàn bộ các thửa đất tại 74 phố Tây...

Công trình là một đóng góp quan trọng trong các nghiên cứu về lịch sử của người Việt, bởi vì có tới 80% dân cư ở "khu phố Tây" là người Việt.

"Có thể nói, ảnh hưởng của kiến trúc Pháp ở Hà Nội diễn ra có quy luật, bộc lộ những giá trị tích cực nhất định, đi từ cưỡng bức, cộng sinh, chuyển hóa mềm mại và có đặc trưng phù hợp với đặc điểm tự nhiên và nhân văn Hà Nội, bao hàm cả tính khách quan của thời đại và tính chủ quan của các cá nhân. Ảnh hưởng ấy bộc lộ rõ rệt qua sự kết hợp của phương pháp tư duy phân tích (nguồn gốc phương Tây) với phương pháp tư duy tổng hợp mang tính cân bằng dung hòa (nguồn gốc phương Đông), thể hiện trong mọi khía cạnh của quá trình tác nghiệp, tạo lập nên một công trình kiến trúc…

Các công trình kiến trúc Pháp như là những biểu tượng khá “mẫu mực” về phong cách kiến trúc thuộc địa, về sự hòa trộn, phối hợp và sáng tạo của những kiến trúc sư tài ba ở chính quốc và ở bản xứ sau này... trở thành những ‘cột mốc’ đánh dấu từng bước phát triển, mở rộng trong tiểu sử đô thị Hà Nội... Bên cạnh đó, hệ thống công trình công còn mang sức sống, hơi thở, sự vận động của đô thị Hà Nội trong quá khứ", PGS. TS. Phan Phương Thảo chia sẻ.

T.Lê