Khu rừng này đã phát triển từ 60.000 năm trước, được vô tình phát hiện sau sự đổ bộ của cơn bão Ivan. Tuy chỉ cách bờ biển 24km nhưng lớp bùn cát dày đã giấu nó khỏi tầm mắt con người trong suốt nhiều năm qua.

Trong lần đầu tiên tiếp cận, các nhà khoa học đã dễ dàng nhận ra các lớp vỏ cây còn nguyên vẹn. Nhựa cây vẫn còn rò rỉ từ các thớ gỗ. Phân tích cho thấy những cây cổ thụ này đã có hàng thiên niên kỷ bị chôn vùi. Chính lớp trầm tích dày đã giúp chúng không bị phân hủy.

Phân tích cho thấy những cây cổ thụ này đã có hàng thiên niên kỷ bị chôn vùi. Chính lớp trầm tích dày đã giúp chúng không bị phân hủy.

“Rất nhiều thứ đã từng diễn ra tại hệ sinh thái này. Nó được chôn cất và bảo tồn hoàn hảo theo thời gian”, Phó giáo sư Địa lý và Nhân chủng học của LSU, bà Kristine DeLong nói.

Hiện tại, một nhóm nghiên cứu đến từ ĐH Đông Bắc và ĐH Utah đang phân tích các động vật biển được kéo lên từ các khúc gỗ dưới nước. Họ hi vọng sẽ tìm được các hơp chất có thể ứng dụng vào y học và công nghệ sinh học.

Cụ thể, hơn 300 loài sinh vật biển đã được xác định, kèm theo 100 loại vi khuẩn được phân lập. Họ đang tập trung vào vi khuẩn được tìm thấy trong loài “giun tàu” chuyên ăn vỏ gỗ, các nhóm nghêu nước mặn với cơ thể dài mềm. Kết quả đầu tiên sẽ có trong vài tháng tới.

“Những vi sinh vật dưới đáy biển sâu này có thể là lời giải cho những điều con người đang tìm kiếm. Không giống như các vi khuẩn sống tự do trong môi trường không khí, vi khuẩn đã cộng sinh với vật chủ có ít độc tính hơn, do đó ứng dụng trong y học cũng nhiều hơn”, Margo Haygood, nhà sinh học phân tử tại ĐH Utah nói.

{keywords}

{keywords}

Các nhà khoa học đang phân tích các động vật biển được kéo lên từ các khúc gỗ dưới nước.

Thông thường, cây gỗ sẽ nhanh chóng bị mục ruỗng khi rơi xuống nước. Khu rừng 60.000 năm tuổi tại vịnh Mexico này là một ngoại lệ. Vì một lý do nào đó, cả khu rừng đã chết cùng một lúc và được bùn đất bảo tồn đến tận ngày nay.

“Chúng tôi còn phát hiện được nhựa cây bên trong một số khúc gỗ. Thật không thể tin được! Đây là nhựa cây hơn 60.000 năm tuổi”.

“Sự thay đổi khí hậu hay địa chất nào đã dẫn đến cái chết của khu rừng này vẫn còn là ẩn số. Tuy nhiên, đây thật sự là cơ hội để các nhà khoa học tìm thấy những điều mới mẻ”, Martin Becker, nhà cổ sinh vật học tại ĐH William Paterson nói.

Trường Giang (Theo Daily Mail)

Cặp ruồi mắc kẹt 41 triệu năm trong miếng hổ phách

Cặp ruồi mắc kẹt 41 triệu năm trong miếng hổ phách

Hai con ruồi chân dài bị mắc kẹt 41 triệu năm trong miếng hổ phách được tìm thấy ở Anglesea, Victoria, Australia. Các nhà khoa học đánh giá, miếng hổ phách lưu giữ chúng xếp vào hàng cực kỳ hiếm có trong hồ sơ hóa thạch.