Khi hàng trăm ngàn lao động trẻ bắt đầu công việc vào hôm thứ 6 tuần cuối tháng 3, chính là lúc họ phải đối mặt với một Nhật Bản đã hoàn toàn bị biến đổi. Đây là một thử thách to lớn đối với thế hệ lớn lên trong sung túc này.
Hàng năm, 1/4 là ngày truyền thống đánh dấu sự tham gia vào lực lượng lao động của một bộ phận giới trẻ Nhật. Đây là những người vẫn cho rằng tinh thần trách nhiệm, các giá trị cùng với những bộ đồ công sở trang trọng chính là bản sắc riêng của dân tộc mình.
Tuy nhiên, giờ đây họ sẽ phải đối mặt với những bất trắc khôn lường, do cả nền kinh tế và niềm tự hào dân tộc đều bị tổn thương trầm trọng sau ba thảm họa liên tiếp là động đất, sóng thần và khủng hoảng năng lượng hạt nhân.
Anh Yo Miura đã hy vọng được vào làm ngân hàng ở khu vực Sendai, hứa hẹn nguồn thu nhập ổn định và một công việc danh tiếng.
Nhưng ngày làm việc đầu tiên tại đây đã bị hoãn lại do khu vực đông bắc của đất nước đang phải vật lộn tái thiết. Ngồi trong văn phòng việc làm của ĐH Tohoku, anh nói: “Cuộc đời tôi hoàn toàn bị thay đổi. Trước đây tôi sống rất bình yên và ổn định, nhưng giờ thì tôi hoàn toàn mù tịt về tương lai”.
Trong khi chờ đợi liên lạc từ phía nhà tuyển dụng, anh quyết định cùng các bạn tham gia tình nguyện giúp người dân xây dựng lại nhà cửa. Bằng việc sửa chữa những bức tường và mái nhà đổ nát kia, anh đã mang lại một điều gì đó tốt đẹp không chỉ cho cho đồng bào mà còn cho chính bản thân mình.
Dù thế hệ đi trước cho rằng thế hệ trẻ ngày nay được quá nuông chiều nên khó mà thấm nhuần những giá trị truyền thống của dân tộc như đức hy sinh và tinh thần làm việc không biết mệt mỏi, nhưng một bộ phận trong giới trẻ đã tự tìm được những điều quý giá sau cuộc khủng hoảng này.
Thậm chí trước khi động đất xảy ra, họ cũng đã phải vật lộn kiếm tìm những cơ hội hiếm hoi trong một nền kinh tế đã quá rệu rã. Sau chiến tranh, nhiều người trẻ cảm thấy xa lạ với phong cách sống cống hiến hết mình cho công việc, đổi lại là rất nhiều lợi ích cũng như khoản lương ổn định cho bản thân. Rất nhiều sinh viên ra trường không có khả năng đáp ứng công việc toàn thời gian, phải chọn không biết bao nhiêu công việc bán thời gian để duy trì cuộc sống tẻ nhạt.
Hiện tại, nhiều sinh viên ra trường đã tình nguyện tham gia các tổ chức phi lợi nhuận để giúp đỡ những nạn nhân sau thảm họa. Họ đổ ra đường để quyên tiền cho những người gặp khó khăn. Và trong cộng đồng blog cũng như mạng xã hội, thế hệ trẻ cũng đang tích cực bàn luận về những hành động hữu ích mà họ có thể tham gia.
Miki Kamiyama - sinh viên mới tốt nghiệp ĐH Meiji và mới bắt đầu làm việc cho một công ty nhỏ ở Yokohama cho biết: “Trước khi có động đất, tôi chỉ nghĩ cho bản thân và những gì có thể làm cho công ty mới. Nhưng giờ thì tôi đã biết nghĩ đến những điều mình có thể làm cho toàn xã hội”.
Tại tập đoàn điện lực Tokyo (Tepco)- công ty chịu trách nhiệm trực tiếp trong vụ xử lý thảm họa hạt nhân thời gian qua, hơn 1000 nhân viên mới tuyển dụng trong đợt này như tiếp thêm nguồn sức mạnh vô cùng quý giá. Một nhân viên mới cho hay: “Trên khía cạnh nào đó thì tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được đứng trước trận tuyến để bảo vệ đồng bào và cả xã hội. Tôi cảm thấy những ai làm việc cho các công ty như Tepco đều muốn được đóng góp sức mình”
Câu hỏi đặt ra là, liệu những người trẻ này có thể giữ lửa quyết tâm như hiện nay trong bao lâu? Là thành viên của các công ty Nhật Bản nghĩa là phải không ngừng làm việc, có rất ít thời gian nghỉ ngơi, đó là còn chưa kể đến các hoạt động tình nguyện khác. Do người Nhật gắn bó chặt chẽ với tập thể nên áp lực xã hội có thể làm hẹp hơn mối quan hệ giữa các thành viên gia đình, đồng nghiệp và bạn bè ở trường.
Hiroshi Sakurai - giảng viên môn xã hội học, ĐH Waseda cho biết: “Còn quá sớm để nói về những ảnh hưởng của động đất và sóng thần vừa qua. Người Nhật đã quá quen với những thảm họa này”. Nhưng một bộ phận nhỏ trong giới trẻ có thể sẽ tiếp tục tìm ra được ý nghĩa cuộc sống, không chỉ từ những đau thương họ phải chứng kiến mỗi ngày mà còn từ tấm lòng hào hiệp của bạn bè quốc tế.
Chính tinh thần gắn kết đó đã thúc đẩy Keiko Eda tham gia tình nguyện tại Peace Winds Japan - một tổ chức cứu trợ nhân đạo ở Tokyo. Cô nói: “Nhờ trận động đất này mà rất nhiều người trẻ đã thay đổi rõ rệt, trong đó có cả tôi. Chúng tôi không còn thấy đây là cuộc sống riêng của mỗi cá nhân nữa”.
Đến thời điểm hiện tại, các công ty ở Tokyo và nhiều thành phố khác đang khởi đầu năm tài khóa mới “thấp hơn so với bình thường”. Nhiều công ty hoãn lại các buổi lễ chào đón nhân viên mới trong ngày đầu tiên đi làm của họ. Bao trùm vẫn là không khí tĩnh lặng ở khắp mọi nơi.
Và người ta cũng vẫn tiếp tục tìm cách đóng góp sức mình, dù lớn dù nhỏ. Cậu sinh viên ĐH Kwansei Gakuin, Shota Kitanishi, đang hô hào những sinh viên khác cam kết ủng hộ 12 đôla trong 12 tháng để giúp đỡ nạn nhân vùng đông bắc của đất nước. Năm 4 tuổi cậu đã trải qua trận động đất năm 1995 và có cơ hội chứng kiến sự hồi sinh của đất nước trong những năm sau này.
“Bạn không thể nghĩ thảm họa này là của riêng một cá nhân nào đó. Chúng ta là người Nhật. Khi chúng ta đồng lòng, chúng ta sẽ làm được tất cả”.
Lơ Nguyễn (Theo NYT)
Hàng năm, 1/4 là ngày truyền thống đánh dấu sự tham gia vào lực lượng lao động của một bộ phận giới trẻ Nhật. Đây là những người vẫn cho rằng tinh thần trách nhiệm, các giá trị cùng với những bộ đồ công sở trang trọng chính là bản sắc riêng của dân tộc mình.
Tuy nhiên, giờ đây họ sẽ phải đối mặt với những bất trắc khôn lường, do cả nền kinh tế và niềm tự hào dân tộc đều bị tổn thương trầm trọng sau ba thảm họa liên tiếp là động đất, sóng thần và khủng hoảng năng lượng hạt nhân.
|
Anh Yo Miura đã hy vọng được vào làm ngân hàng ở khu vực Sendai, hứa hẹn nguồn thu nhập ổn định và một công việc danh tiếng.
Nhưng ngày làm việc đầu tiên tại đây đã bị hoãn lại do khu vực đông bắc của đất nước đang phải vật lộn tái thiết. Ngồi trong văn phòng việc làm của ĐH Tohoku, anh nói: “Cuộc đời tôi hoàn toàn bị thay đổi. Trước đây tôi sống rất bình yên và ổn định, nhưng giờ thì tôi hoàn toàn mù tịt về tương lai”.
Trong khi chờ đợi liên lạc từ phía nhà tuyển dụng, anh quyết định cùng các bạn tham gia tình nguyện giúp người dân xây dựng lại nhà cửa. Bằng việc sửa chữa những bức tường và mái nhà đổ nát kia, anh đã mang lại một điều gì đó tốt đẹp không chỉ cho cho đồng bào mà còn cho chính bản thân mình.
Dù thế hệ đi trước cho rằng thế hệ trẻ ngày nay được quá nuông chiều nên khó mà thấm nhuần những giá trị truyền thống của dân tộc như đức hy sinh và tinh thần làm việc không biết mệt mỏi, nhưng một bộ phận trong giới trẻ đã tự tìm được những điều quý giá sau cuộc khủng hoảng này.
Sau chiến tranh, nhiều người trẻ cảm thấy xa lạ với phong cách sống cống
hiến hết mình cho công việc, đổi lại là rất nhiều lợi ích cũng như
khoản lương ổn định cho bản thân. |
Hiện tại, nhiều sinh viên ra trường đã tình nguyện tham gia các tổ chức phi lợi nhuận để giúp đỡ những nạn nhân sau thảm họa. Họ đổ ra đường để quyên tiền cho những người gặp khó khăn. Và trong cộng đồng blog cũng như mạng xã hội, thế hệ trẻ cũng đang tích cực bàn luận về những hành động hữu ích mà họ có thể tham gia.
Miki Kamiyama - sinh viên mới tốt nghiệp ĐH Meiji và mới bắt đầu làm việc cho một công ty nhỏ ở Yokohama cho biết: “Trước khi có động đất, tôi chỉ nghĩ cho bản thân và những gì có thể làm cho công ty mới. Nhưng giờ thì tôi đã biết nghĩ đến những điều mình có thể làm cho toàn xã hội”.
Tại tập đoàn điện lực Tokyo (Tepco)- công ty chịu trách nhiệm trực tiếp trong vụ xử lý thảm họa hạt nhân thời gian qua, hơn 1000 nhân viên mới tuyển dụng trong đợt này như tiếp thêm nguồn sức mạnh vô cùng quý giá. Một nhân viên mới cho hay: “Trên khía cạnh nào đó thì tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được đứng trước trận tuyến để bảo vệ đồng bào và cả xã hội. Tôi cảm thấy những ai làm việc cho các công ty như Tepco đều muốn được đóng góp sức mình”
Câu hỏi đặt ra là, liệu những người trẻ này có thể giữ lửa quyết tâm như hiện nay trong bao lâu? Là thành viên của các công ty Nhật Bản nghĩa là phải không ngừng làm việc, có rất ít thời gian nghỉ ngơi, đó là còn chưa kể đến các hoạt động tình nguyện khác. Do người Nhật gắn bó chặt chẽ với tập thể nên áp lực xã hội có thể làm hẹp hơn mối quan hệ giữa các thành viên gia đình, đồng nghiệp và bạn bè ở trường.
Hiroshi Sakurai - giảng viên môn xã hội học, ĐH Waseda cho biết: “Còn quá sớm để nói về những ảnh hưởng của động đất và sóng thần vừa qua. Người Nhật đã quá quen với những thảm họa này”. Nhưng một bộ phận nhỏ trong giới trẻ có thể sẽ tiếp tục tìm ra được ý nghĩa cuộc sống, không chỉ từ những đau thương họ phải chứng kiến mỗi ngày mà còn từ tấm lòng hào hiệp của bạn bè quốc tế.
Chính tinh thần gắn kết đó đã thúc đẩy Keiko Eda tham gia tình nguyện tại Peace Winds Japan - một tổ chức cứu trợ nhân đạo ở Tokyo. Cô nói: “Nhờ trận động đất này mà rất nhiều người trẻ đã thay đổi rõ rệt, trong đó có cả tôi. Chúng tôi không còn thấy đây là cuộc sống riêng của mỗi cá nhân nữa”.
Đến thời điểm hiện tại, các công ty ở Tokyo và nhiều thành phố khác đang khởi đầu năm tài khóa mới “thấp hơn so với bình thường”. Nhiều công ty hoãn lại các buổi lễ chào đón nhân viên mới trong ngày đầu tiên đi làm của họ. Bao trùm vẫn là không khí tĩnh lặng ở khắp mọi nơi.
Và người ta cũng vẫn tiếp tục tìm cách đóng góp sức mình, dù lớn dù nhỏ. Cậu sinh viên ĐH Kwansei Gakuin, Shota Kitanishi, đang hô hào những sinh viên khác cam kết ủng hộ 12 đôla trong 12 tháng để giúp đỡ nạn nhân vùng đông bắc của đất nước. Năm 4 tuổi cậu đã trải qua trận động đất năm 1995 và có cơ hội chứng kiến sự hồi sinh của đất nước trong những năm sau này.
“Bạn không thể nghĩ thảm họa này là của riêng một cá nhân nào đó. Chúng ta là người Nhật. Khi chúng ta đồng lòng, chúng ta sẽ làm được tất cả”.
Lơ Nguyễn (Theo NYT)