Một loài kiến phổ biến đã tìm được giải pháp đơn giản cho các phần thức ăn quá lớn so với khả năng mang vác của một con trong đàn. Đó là, chúng sẽ mang theo một người bạn để trợ giúp công việc vận chuyển thức ăn tìm được.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Khi các con kiến thợ Pachycondyla chinensis tìm thấy những mẩu thức ăn cồng kềnh, chúng sẽ quay trở lại tổ và dùng miệng ngoạm lấy một con kiến khác, mang nó theo và thả người bạn xuống cạnh phần thực phẩm tìm được. Các nhà nghiên cứu mô tả đây là một chiến thuật tìm kiếm thức ăn lạ thường của kiến thợ.
Theo hãng thông tấn BBC, loài kiến Pachycondyla chinensis đặc biệt thu hút sự quan tâm của nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Bắc Carolina (Mỹ) vì đây là một loài xâm chiếm, lần đầu tiên được đưa từ châu Á tới Bắc Mỹ trong những năm 1930.
Benoit Guenard, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, nhớ lại: "Tôi đang tiến hành quan sát hành vi tìm kiếm thức ăn của loài kiến Pachycondyla chinensis cũng như cách chúng cạnh tranh với các loài kiến khác thì nhận thấy có cái gì đó bất thường. Khi một con kiến thợ tìm thấy nguồn thức ăn quá to lớn để nó tự mang vác một mình, ví dụ như một con gián, nó sẽ quay trở lại tổ, tóm lấy một con kiến thợ khác bằng hàm của nó và mang tới chỗ thức ăn".
Hai con kiến sau đó sẽ cắt xẻ và mang thức ăn trở về tổ của chúng.
Để tìm hiểu thêm về cách thức các con kiến quyết định xem liệu chúng có cần sự trợ giúp hay không, ông Guenard đã đặt những con gián chết trong 2 cái hộp gần tổ kiến. Một cái hộp chứa nhiều con gián nhỏ mà một con kiến có thể tự vận chuyển được, trong khi hộp kia chứa một con gián rất to.
Bọn kiến nhanh chóng biết phải mang theo một con kiến thợ khác tới chiếc hộp đựng con gián to. Tuy nhiên, khi đó, các nhà nghiên cứu đã đánh lừa chúng bằng cách xoay chuyển các hộp. Dẫu vậy, chỉ mất khoảng 5 phút, đám kiến đã tìm được cách đưa cộng sự tới đúng chiếc hộp đựng con gián khổng lồ.
"Dường như con kiến thợ đầu tiên đóng vai trò như trinh sát. Nó tiếp cận các phần thức ăn lớn và quyết định không thể vận chuyển một mình, nên quay trở lại tổ để tuyển người trợ giúp", ông Guenard giải thích.
Con kiến trợ giúp "hoàn toàn thụ động" trong toàn bộ quá trình. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu được cách con kiến này tự định hướng bản thân một khi bị kiến trinh sát thả rơi xuống gần nguồn thức ăn.
Ông Guenard kết luận: "Hành động tìm kiếm thức ăn như trên rất lạ thường ở loài kiến. Không một loài nào khác từng được biết đến là có cách tuyển thợ theo cách này".
Brian Fisher, một chuyên gia về kiến tại Viện Khoa học California, nhận định nghiên cứu của nhóm Guenard đã cho thấy kiến là "những chuyên gia giải pháp vĩ đại".
TIN BÀI LIÊN QUAN
Xem kiến lửa trổ tài thăng bằng một chân
Biến trứng kiến thành dược liệu quý
Sự kỳ lạ của loài kiến
Xem kiến lửa kết thành bè vượt lũ
Biến trứng kiến thành dược liệu quý
Sự kỳ lạ của loài kiến
Xem kiến lửa kết thành bè vượt lũ
Kiến trinh sát ngoạm một kiến thợ khác tới hỗ trợ nó vận chuyển thức ăn cồng kềnh. Con kiến trợ giúp hoàn toàn thụ động trong quá trình này. Ảnh: BBC |
Theo hãng thông tấn BBC, loài kiến Pachycondyla chinensis đặc biệt thu hút sự quan tâm của nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Bắc Carolina (Mỹ) vì đây là một loài xâm chiếm, lần đầu tiên được đưa từ châu Á tới Bắc Mỹ trong những năm 1930.
Benoit Guenard, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, nhớ lại: "Tôi đang tiến hành quan sát hành vi tìm kiếm thức ăn của loài kiến Pachycondyla chinensis cũng như cách chúng cạnh tranh với các loài kiến khác thì nhận thấy có cái gì đó bất thường. Khi một con kiến thợ tìm thấy nguồn thức ăn quá to lớn để nó tự mang vác một mình, ví dụ như một con gián, nó sẽ quay trở lại tổ, tóm lấy một con kiến thợ khác bằng hàm của nó và mang tới chỗ thức ăn".
Hai con kiến sau đó sẽ cắt xẻ và mang thức ăn trở về tổ của chúng.
Để tìm hiểu thêm về cách thức các con kiến quyết định xem liệu chúng có cần sự trợ giúp hay không, ông Guenard đã đặt những con gián chết trong 2 cái hộp gần tổ kiến. Một cái hộp chứa nhiều con gián nhỏ mà một con kiến có thể tự vận chuyển được, trong khi hộp kia chứa một con gián rất to.
Bọn kiến nhanh chóng biết phải mang theo một con kiến thợ khác tới chiếc hộp đựng con gián to. Tuy nhiên, khi đó, các nhà nghiên cứu đã đánh lừa chúng bằng cách xoay chuyển các hộp. Dẫu vậy, chỉ mất khoảng 5 phút, đám kiến đã tìm được cách đưa cộng sự tới đúng chiếc hộp đựng con gián khổng lồ.
"Dường như con kiến thợ đầu tiên đóng vai trò như trinh sát. Nó tiếp cận các phần thức ăn lớn và quyết định không thể vận chuyển một mình, nên quay trở lại tổ để tuyển người trợ giúp", ông Guenard giải thích.
Con kiến trợ giúp "hoàn toàn thụ động" trong toàn bộ quá trình. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu được cách con kiến này tự định hướng bản thân một khi bị kiến trinh sát thả rơi xuống gần nguồn thức ăn.
Ông Guenard kết luận: "Hành động tìm kiếm thức ăn như trên rất lạ thường ở loài kiến. Không một loài nào khác từng được biết đến là có cách tuyển thợ theo cách này".
Brian Fisher, một chuyên gia về kiến tại Viện Khoa học California, nhận định nghiên cứu của nhóm Guenard đã cho thấy kiến là "những chuyên gia giải pháp vĩ đại".
- Thanh Bình