Khu nuôi thả rắn mòng bán tự nhiên của anh Phạm Ngọc Tĩnh (33 tuổi) nằm giữa cánh đồng ở thôn Tu Lễ (Kim Đường, Ứng Hòa, Hà Nội) có diện tích 350m2, thả hơn 2.700 con rắn lớn nhỏ các loại.

{keywords}
 Rắn mòng là loài đẻ con chứ không đẻ trứng, con nặng nhất có thể lên đến 900gram.

 

{keywords}
Các đầu mối tiêu thụ rắn của anh Tĩnh chủ yếu ở Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội…

 

{keywords}
"Đây không phải rắn độc. Nó có hàm lượng dinh dưỡng cao, được các nhà hàng tiêu thụ mạnh" - anh Tĩnh nói.

Sau 13 năm, gần 20 lần thất bại trong các mô hình nuôi rắn mòng anh đã thành công với cách nuôi thả bán bán tự nhiên, khởi đầu từ gần 20 con giống bắt ngoài tự nhiên. Là người hiếm hoi tại miền Bắc thành công với mô hình này (tính đến thời điểm hiện tại), hàng năm anh Tĩnh bán được gần 100kg rắn với giá bình quân trên dưới 600.000 đồng/kg.

{keywords}
Rắn mòng là loài rất hiền, vết cắn của rắn chỉ gây ngứa trong thời gian ngắn.

 

{keywords}
Con mẹ nuôi lâu năm có thể đẻ 50 rắn con mỗi lần. Rắn thường nuôi khoảng 1 năm nên chỉ cần đạt 300g có thể đẻ được 20 con rắn con. Một năm rắn mẹ đẻ 2 lứa vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch. Vào thời điểm trước khi rắn đẻ, người nuôi phải dọn lại chuồng nuôi lần cuối. Bể nuôi rắn luôn giữ ở nhiệt độ trên dưới 22 độ C, nếu không rắn sẽ chết.

 

{keywords}
Người nuôi kiểm tra tình trạng sức khỏe của rắn. Rắn cái có thân hình lớn, mũm mĩm hơn con rắn đực.

 

{keywords}
Thức ăn chủ yếu của rắn mòng là cá nhỏ, tôm tép...

(Theo Dân Việt)