- Những tưởng chuyện mẹ chồng nằng nặc đòi ngủ chung với con dâu là chuyện hiếm, nó chỉ xảy ra từ xa xưa khi sự hiểu biết của những bà mẹ chồng không vượt qua được lũy tre làng thì nay, trong đời sống hiện đại, việc này vẫn còn hiện diện đâu đó trong đời sống của chúng ta.
Chồng là “tài sản” chỉ có mẹ… sở hữu
Mỗi lần mẹ chồng chị Minh lên chơi là y như rằng, không khí trong nhà chị cực kỳ căng thẳng. Cứ đi làm thì thôi chứ về nhà chị chỉ muốn ra…nhà nghỉ. Chồng chị suốt ngày đi công tác, khi về vợ chồng hí hửng được gần nhau thì mẹ chồng ở quê cứ thấy con trai công tác về là lại lên thăm.
Không gian trong bếp một mình bà độc chiếm để làm những món mà chồng chị thích. Lúc ngồi ăn, bà liên tục gắp thức ăn vào bát cho con trai, bà coi chồng chị như trẻ lên ba.
Không những thế, tất cả quần áo chồng chị thay ra, bà xí phần giặt bằng tay hết. Bà cho rằng, chị cẩu thả cứ cho vào máy giặt nên không sạch. Bức xúc vì cách cư xử thái quá của mẹ, chị Minh nhiều lần phàn nàn với chồng. Anh chỉ cười trừ lý giải, từ xưa tới nay mẹ vẫn chăm sóc anh như vậy nên muốn chị thông cảm.
Chị có thể thông cảm hết mọi chuyện nhưng việc bà đòi ngủ chung với vợ chồng chị không thể thông cảm. Nhà chỉ có một mẹ một con nên từ nhỏ, bà đã có thói quen ôm con trai ngủ và tới giờ… vẫn vậy. Chồng đi xa về, chị chỉ muốn ôm chồng ngủ cho thoả mỗi nhớ nhung nhưng mẹ chồng cứ làm “kỳ đà cản mũi” khiến chị bức bối.
Nhiều hôm, nhân lúc ăn cơm chị nói khéo với chồng: “Ngày mai là ngày nghỉ, tối nay hai vợ chồng xem hết hai đĩa phim hành động của Mỹ em mới mua rồi mới đi ngủ nhé”. Nói vậy để mẹ chồng biết ý nhưng bà thủng thẳng: “Các con cứ xem đi, trộm vía mẹ bằng này tuổi rồi nhưng ngủ vẫn tốt lắm. Ồn mấy mẹ cũng ngủ được”. Nghe mẹ chồng nói vậy, chị Minh ngắn mặt, ức lên tận cổ nuốt không nổi bát cơm.
Mẹ chồng chị cho rằng, tối chồng chị ngủ hay hất chăn ra nên dễ cảm lạnh. Bà ngủ chung để đêm đến tiện đắp chăn cho con. Thế thôi chứ bà không có ý chia cắt vợ chồng chị.
Bực mình trước thái độ của mẹ chồng, tâm sự với chồng anh chỉ cười và nói hai từ thông cảm khiến chị Hoa tức giận. Chị nổi đoá: “Lúc nào cũng thông cảm thông cảm, vậy ai thông cảm cho tôi. Tôi lấy chồng chứ có lấy ti vi, tủ lạnh đâu. Mẹ anh cứ coi anh là tài sản chỉ bà được sở hữu thôi à”. Rồi chị sinh nghi, tại sao chồng mình bao nhiêu ngày tháng đi công tác như vậy, chẳng lẽ anh không muốn gần vợ, chị nghi anh bồ bịch bên ngoài. Chị tức giận nên mặc kệ tất cả, đi làm thì thôi về nhà chị chui vào phòng nằm. Mẹ chồng chị Minh như loại được “tình địch”, chị càng thờ ơ với chồng, bà càng lao vào chăm sóc anh như con nít. Lấy nhau được 2 năm cho tới giờ, vợ chồng chị vẫn chưa có mụn con nào để chăm sóc. Không biết, chị sẽ chịu đựng cảnh này thêm bao lâu nữa.
Cấm vợ chồng chung đụng chăn gối
Chị Hoa (Thanh Trì, Hà Nội) phải chịu cảnh vợ chồng chia lìa cũng chỉ vì “mẹ chồng” đòi ngủ cùng. Chị Hoa mồ côi cha mẹ từ tấm bé, lớn lên chị được người bà con nhận về nuôi để phụ giúp công việc gia đình. Người bà con tên Phi của chị Hoa có chồng là liệt sĩ, con lại làm ăn xa, bà cũng ở một mình từ lúc goá chồng nên tính tình rất khó chịu. Bà sống rất cục bộ, không quan hệ với hàng xóm láng giềng, chị Hoa vì thế cũng bị bà hạn chế qua lại với hàng xóm. Nhiều người nói bà là “mẹ chồng kinh dị” của chị Hoa.
Chuyện quan hệ với hàng xóm còn bị hạn chế thì nói gì tới chuyện bạn trai. Thế cho nên đã ngoài 30 tuổi nhng chị Hoa cũng không có mối tình vắt vai nào mặc dù trông chị cũng khá xinh xắn. Hai người phụ nữ ở như vậy với nhau ngày này qua tháng nọ, cho đến một ngày, chị Hoa gặp được một chàng thanh niên tốt bụng người dân tộc Mường ở Hoà Bình. Bà Phi khi đó một mực phản đối nhưng nhờ sự khuyên giải của hàng xóm, và người thân, cuối cùng bà Phi cũng cho chị Hoa lấy chồng. Đám cưới nhanh chóng được tổ chức trong niềm vui mừng khôn xiết của hàng xóm láng giềng vì theo họ “Hoa nó có chồng thì cũng đỡ khó tính hơn, sống sẽ thoáng hơn chứ không cục bộ như “mẹ chồng” nó”.
2 tháng sau đám cưới, chị Hoa vui mừng thông báo với “mẹ chồng” tin vui, chị đang mang thai được 5 tuần. Cũng kể từ lúc đó, bà Phi tuyệt nhiên không cho chị Hoa ngủ cùng chồng, chỉ cần vợ chồng chị gần nhau một chút là bà lại “chửi như tát nước vào mặt”. Bà bắt chị Hoa lại quay về giống ngày xưa-ngủ cùng bà. Nói là làm, tối đến, khi chồng chị Hoa đã vào phòng ngủ thì bà Phi ở ngoài khoá cửa lại, không cho chồng chị ra ngoài. Chị Hoa nằm cùng “mẹ chồng” mà trong lòng ấm ức khôn nguôi. Cứ thế, đêm nào cũng vậy khiến cho chồng chị không thể chịu nổi. Khi chị Hoa sắp đến ngày sinh nở, bà Phi còn bắt chồng chị Hoa ký vào tờ đơn li dị. Vì anh chồng thật thà, lại chẳng biết chữ nên điểm chỉ đại cho xong. Chồng chị Hoa ra khỏi nhà khi chưa kịp nhìn mặt con. Chị Hoa lúc đó căm giận bà Phi vô cùng những nghĩ lại cảnh côi cút của mình, chồng không có điều kiện lo cho con, chị cũng nghe lời bà Phi. Cho tới giờ, con chị Hoa đã 5 tuổi nhưng chưa một lần, chồng chị quay lại tìm chị và con.
Chuyên gia tâm lý Thu Hương cho rằng: “Căn nguyên sâu xa của những bất hòa giữa mẹ chồng - nàng dâu là tranh giành ảnh hưởng, tình yêu thương của người đàn ông là con, là chồng của họ.
Sẽ khó hạnh phúc nếu chàng trai là con một, sống với người mẹ quá yêu con (nhất là người mẹ phải nuôi con một mình, dành hết tình cảm cho con) can thiệp rất sâu vào chuyện yêu đương, hôn nhân của con cái, khiến mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu rất căng thẳng. Người mẹ đó luôn nghĩ chính cô con dâu đã cướp mất đứa con thương yêu quý trọng mình nhất.
Trong trường hợp này, trong những lúc gia đình vui vẻ người vợ nên khéo léo lồng ghép những câu chuyện tương tự rồi hướng cả nhà đưa ra những bình phẩm khen chê. Nếu cặp vợ chồng nào có con rồi nên hướng cho cháu ngủ cùng bà để bà tâm sự, trò chuyện. Bà sẽ tìm được niềm vui, động lực chăm sóc khác ngoài con trai…
TL
Chồng là “tài sản” chỉ có mẹ… sở hữu
Mỗi lần mẹ chồng chị Minh lên chơi là y như rằng, không khí trong nhà chị cực kỳ căng thẳng. Cứ đi làm thì thôi chứ về nhà chị chỉ muốn ra…nhà nghỉ. Chồng chị suốt ngày đi công tác, khi về vợ chồng hí hửng được gần nhau thì mẹ chồng ở quê cứ thấy con trai công tác về là lại lên thăm.
Không gian trong bếp một mình bà độc chiếm để làm những món mà chồng chị thích. Lúc ngồi ăn, bà liên tục gắp thức ăn vào bát cho con trai, bà coi chồng chị như trẻ lên ba.
Không những thế, tất cả quần áo chồng chị thay ra, bà xí phần giặt bằng tay hết. Bà cho rằng, chị cẩu thả cứ cho vào máy giặt nên không sạch. Bức xúc vì cách cư xử thái quá của mẹ, chị Minh nhiều lần phàn nàn với chồng. Anh chỉ cười trừ lý giải, từ xưa tới nay mẹ vẫn chăm sóc anh như vậy nên muốn chị thông cảm.
Mẹ chồng độc chiếm căn bếp để nấu món ngon cho chồng đã đành, bà còn độc chiếm luôn cả chiếc...giường ngủ (Ảnh minh hoạ) |
Chị có thể thông cảm hết mọi chuyện nhưng việc bà đòi ngủ chung với vợ chồng chị không thể thông cảm. Nhà chỉ có một mẹ một con nên từ nhỏ, bà đã có thói quen ôm con trai ngủ và tới giờ… vẫn vậy. Chồng đi xa về, chị chỉ muốn ôm chồng ngủ cho thoả mỗi nhớ nhung nhưng mẹ chồng cứ làm “kỳ đà cản mũi” khiến chị bức bối.
Nhiều hôm, nhân lúc ăn cơm chị nói khéo với chồng: “Ngày mai là ngày nghỉ, tối nay hai vợ chồng xem hết hai đĩa phim hành động của Mỹ em mới mua rồi mới đi ngủ nhé”. Nói vậy để mẹ chồng biết ý nhưng bà thủng thẳng: “Các con cứ xem đi, trộm vía mẹ bằng này tuổi rồi nhưng ngủ vẫn tốt lắm. Ồn mấy mẹ cũng ngủ được”. Nghe mẹ chồng nói vậy, chị Minh ngắn mặt, ức lên tận cổ nuốt không nổi bát cơm.
Mẹ chồng chị cho rằng, tối chồng chị ngủ hay hất chăn ra nên dễ cảm lạnh. Bà ngủ chung để đêm đến tiện đắp chăn cho con. Thế thôi chứ bà không có ý chia cắt vợ chồng chị.
Bực mình trước thái độ của mẹ chồng, tâm sự với chồng anh chỉ cười và nói hai từ thông cảm khiến chị Hoa tức giận. Chị nổi đoá: “Lúc nào cũng thông cảm thông cảm, vậy ai thông cảm cho tôi. Tôi lấy chồng chứ có lấy ti vi, tủ lạnh đâu. Mẹ anh cứ coi anh là tài sản chỉ bà được sở hữu thôi à”. Rồi chị sinh nghi, tại sao chồng mình bao nhiêu ngày tháng đi công tác như vậy, chẳng lẽ anh không muốn gần vợ, chị nghi anh bồ bịch bên ngoài. Chị tức giận nên mặc kệ tất cả, đi làm thì thôi về nhà chị chui vào phòng nằm. Mẹ chồng chị Minh như loại được “tình địch”, chị càng thờ ơ với chồng, bà càng lao vào chăm sóc anh như con nít. Lấy nhau được 2 năm cho tới giờ, vợ chồng chị vẫn chưa có mụn con nào để chăm sóc. Không biết, chị sẽ chịu đựng cảnh này thêm bao lâu nữa.
Cấm vợ chồng chung đụng chăn gối
Chị Hoa (Thanh Trì, Hà Nội) phải chịu cảnh vợ chồng chia lìa cũng chỉ vì “mẹ chồng” đòi ngủ cùng. Chị Hoa mồ côi cha mẹ từ tấm bé, lớn lên chị được người bà con nhận về nuôi để phụ giúp công việc gia đình. Người bà con tên Phi của chị Hoa có chồng là liệt sĩ, con lại làm ăn xa, bà cũng ở một mình từ lúc goá chồng nên tính tình rất khó chịu. Bà sống rất cục bộ, không quan hệ với hàng xóm láng giềng, chị Hoa vì thế cũng bị bà hạn chế qua lại với hàng xóm. Nhiều người nói bà là “mẹ chồng kinh dị” của chị Hoa.
Chuyện quan hệ với hàng xóm còn bị hạn chế thì nói gì tới chuyện bạn trai. Thế cho nên đã ngoài 30 tuổi nhng chị Hoa cũng không có mối tình vắt vai nào mặc dù trông chị cũng khá xinh xắn. Hai người phụ nữ ở như vậy với nhau ngày này qua tháng nọ, cho đến một ngày, chị Hoa gặp được một chàng thanh niên tốt bụng người dân tộc Mường ở Hoà Bình. Bà Phi khi đó một mực phản đối nhưng nhờ sự khuyên giải của hàng xóm, và người thân, cuối cùng bà Phi cũng cho chị Hoa lấy chồng. Đám cưới nhanh chóng được tổ chức trong niềm vui mừng khôn xiết của hàng xóm láng giềng vì theo họ “Hoa nó có chồng thì cũng đỡ khó tính hơn, sống sẽ thoáng hơn chứ không cục bộ như “mẹ chồng” nó”.
Người mẹ luôn nghĩ chính cô con dâu đã cướp mất đứa con thương yêu quý trọng mình nhất. (Ảnh minh hoạ) |
2 tháng sau đám cưới, chị Hoa vui mừng thông báo với “mẹ chồng” tin vui, chị đang mang thai được 5 tuần. Cũng kể từ lúc đó, bà Phi tuyệt nhiên không cho chị Hoa ngủ cùng chồng, chỉ cần vợ chồng chị gần nhau một chút là bà lại “chửi như tát nước vào mặt”. Bà bắt chị Hoa lại quay về giống ngày xưa-ngủ cùng bà. Nói là làm, tối đến, khi chồng chị Hoa đã vào phòng ngủ thì bà Phi ở ngoài khoá cửa lại, không cho chồng chị ra ngoài. Chị Hoa nằm cùng “mẹ chồng” mà trong lòng ấm ức khôn nguôi. Cứ thế, đêm nào cũng vậy khiến cho chồng chị không thể chịu nổi. Khi chị Hoa sắp đến ngày sinh nở, bà Phi còn bắt chồng chị Hoa ký vào tờ đơn li dị. Vì anh chồng thật thà, lại chẳng biết chữ nên điểm chỉ đại cho xong. Chồng chị Hoa ra khỏi nhà khi chưa kịp nhìn mặt con. Chị Hoa lúc đó căm giận bà Phi vô cùng những nghĩ lại cảnh côi cút của mình, chồng không có điều kiện lo cho con, chị cũng nghe lời bà Phi. Cho tới giờ, con chị Hoa đã 5 tuổi nhưng chưa một lần, chồng chị quay lại tìm chị và con.
Chuyên gia tâm lý Thu Hương cho rằng: “Căn nguyên sâu xa của những bất hòa giữa mẹ chồng - nàng dâu là tranh giành ảnh hưởng, tình yêu thương của người đàn ông là con, là chồng của họ.
Sẽ khó hạnh phúc nếu chàng trai là con một, sống với người mẹ quá yêu con (nhất là người mẹ phải nuôi con một mình, dành hết tình cảm cho con) can thiệp rất sâu vào chuyện yêu đương, hôn nhân của con cái, khiến mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu rất căng thẳng. Người mẹ đó luôn nghĩ chính cô con dâu đã cướp mất đứa con thương yêu quý trọng mình nhất.
Trong trường hợp này, trong những lúc gia đình vui vẻ người vợ nên khéo léo lồng ghép những câu chuyện tương tự rồi hướng cả nhà đưa ra những bình phẩm khen chê. Nếu cặp vợ chồng nào có con rồi nên hướng cho cháu ngủ cùng bà để bà tâm sự, trò chuyện. Bà sẽ tìm được niềm vui, động lực chăm sóc khác ngoài con trai…
TL