Theo nhà phát minh Charles Bombadier, người từng đưa ra ý tưởng về máy bay Skreemr cho biết thiết kế mới nhất của ông có thể đạt tốc độ Mach 24 – gấp đôi tốc độ của Skreemr và gấp 12 lần máy bay Concorde.
Máy bay Antipode có thể đạt tốc độ Mach 24, gấp 12 lần tốc độ của Concorde (Ảnh: Daily Mail) |
Máy bay siêu tốc mới có tên gọi “Antipode” có thể chở 10 người đi tới gần 20.000 km chỉ trong vòng chưa tới 1 tiếng, và cho phép bay từ London tới New York trong khoảng 11 phút.
“Tôi muốn tạo ra một loại máy bay có khả năng đạt tới sự tương phản tuyệt đối của nó một cách nhanh nhất có thể” – Bombardier cho biết.
Tháng 10 năm ngoái kỹ sư người Canada này từng khiến cả thế giới kinh ngạc khi công bố ý tưởng về máy bay Skreemr sử dụng hệ thống đường ray từ tính giúp phóng lên bầu trời với tốc độ cao đạt tới Mach10.
Với hệ thống này, máy bay sẽ được định vị trên một cặp đường ray dẫn song song và gia tốc dọc theo chúng với một trường điện từ mạnh. Các tên lửa sử dụng nhiên liệu khí oxy lỏng hoặc dầu hỏa sẽ được đốt cháy để giúp máy bay nhanh chóng phóng lên cao hơn và đạt tới tốc độ Mach4.
Hệ thống tăng tốc sau đó sẽ tách khỏi máy bay và trở lại sân bay giống như của tên lửa Blue Origin. Ở tốc độ Mach5, máy tính trên máy bay sẽ điều khiển đốt cháy động cơ siêu âm và tăng tốc lên đến Mach24 ở độ cao hơn 12.000 km (Ảnh: Daily Mail) |
Chuyên gia này cho biết các động cơ sau đó có thể được sử dụng để giúp máy bay đạt tốc độ gấp 10 lần âm thanh – khoảng 12.394km/giờ.
“Vấn đề của loại máy bay này là phát ra tiếng nổ lớn đồng thời tỏa ra nhiệt lượng rất lớn ở phần đầu và cánh máy bay” – Bombardier giải thích.
Sau đó chuyên gia Joseph Hazeltine đã liên lạc với Bombardier và đề xuất sử dụng một loại khí động học mới được gọi là “cơ chế thâm nhập dài” (LPM). Điều này đã giúp Bombardier tạo ra một mô hình máy bay hoàn toàn mới, đó là “Antipode”.
Không giống Skreemr, Antipod có thể cất cánh trực tiếp từ bất cứ sân bay nào bằng cách sử dụng các tên lửa tăng tốc có thể tái sử dụng. Những tên lửa này sẽ được gắn vào cánh máy bay Antipode và cung cấp đủ lực đẩy để cất cánh lên tới độ cao hơn 12.000m và đạt tốc độ Mach 5.
Hệ thống tăng tốc sau đó sẽ tách khỏi máy bay và quay ngược trở lại sân bay giống như của tên lửa Blue Origin.
Antipod sẽ tạo ra các khe không khí, thoát ra ở tốc độ siêu âm thông qua vòi phun nằm ở phần đầu máy bay. Hiện tượng thoát ngược không khí này gọi là “LPM” hay cơ chế thâm nhập dài. (Ảnh: Daily Mail) |
Ở tốc độ Mach5, máy tính trên máy bay sẽ điều khiển đốt cháy động cơ siêu âm và tăng tốc lên đến Mach24 ở độ cao hơn 12.000m. Antipod sẽ tạo ra các khe không khí, thoát ra trong tốc độ siêu âm thông qua một vòi phun được đặt ở phần đầu máy bay. Hiện tượng thoát ngược không khí máy bay này sẽ tạo ra một hiện tượng gọi là “LPM” hay cơ chế thâm nhập dài.
Sử dụng LPM sẽ dẫn tới việc giảm nhiệt độ bề mặt do không khí bị làm nóng và giảm sóng xung kích cũng như tiếng ồn. Phần mép của cánh máy bay cũng có thể được trang bị các vòi tuyến tính để không khí cũng có thể thoát ra ngoài qua đường này. Bằng cách này, tất cả các bề mặt phần mép cũng có thể được làm lạnh bằng LPM.
Các cánh máy bay sẽ đủ sức lướt và hạ cánh trên đường băng dài khoảng 1.800m. Hệ thống tên lửa khẩn cấp cũng tương tự EZ-Rocket của hãng hàng không X-COR có thể được đốt cháy trong trường hợp máy bay cần thực hiện lần hạ cánh thứ 2 và được sử dụng để làm chậm tốc độ máy bay.
“Antipod có thể ứng dụng trong kinh doanh hoặc máy bay quân sự và có thể đưa hai quan chức cấp cao đi khắp toàn cầu (khoảng gần 20.000 km) trong vòng chưa tới 1 tiếng” – Bombardier cho biết.
Theo Vntinnhanh/Daily Mail
XEM CÁC TIN CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT: