Thâm nhập vào thị trường Việt Nam vài năm trở lại đây, kinh tế chia sẻ được đánh giá sẽ có nhiều tác động tích cực tới nền kinh tế Việt nói chung và ngành du lịch nói riêng trong đó có sự đóng góp không nhỏ của những start-up công nghệ.

{keywords}
 

Việt Nam – miền đất hứa của mô hình kinh tế chia sẻ

Kinh tế chia sẻ (sharing economy) là mô hình trong đó doanh nghiệp khai thác những tài nguyên sẵn có của các cá nhân, tận dụng ưu điểm của các nền tảng trực tuyến và big data để kết nối chủ sở hữu với người cần sử dụng. Mục đích của mô hình này là để giúp những cá nhân hoặc nhóm người tạo ra được thu nhập thụ động từ những tài sản “nhàn rỗi” của họ như nhà cửa, xe cộ, vật dụng,… Đa phần những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình này thu phí trung gian và đóng vai trò kết nối giữa người mua và người bán.

{keywords}
 

Với sự tác động mạnh mẽ của mô hình này, các chuyên gia cho rằng loại hình kinh tế chia sẻ này không chỉ là một hiện tượng nhất thời mà sẽ trở thành một môi trường kinh doanh toàn cầu. Không nằm ngoài xu thế, khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen về mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam cho thấy, tới 76% người Việt sẵn sàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ chia sẻ, cao hơn so với người tiêu dùng trên thế giới với con số là 66%.

Khi thị trường xuất hiện những tay chơi lớn

Đặt chân vào thị trường Việt Nam từ năm 2014, Grab và Uber - hai ông lớn tiên phong trong mô hình kinh tế chia sẻ trong ngành vận tải trên thế giới đã tạo lên một làn sóng mạnh mẽ tác động lên ngành này.

{keywords}
 

Sau đó, Mai Linh - thương hiệu lớn trong ngành vận tải Việt đã ra mắt ứng dụng cho phép khách hàng gọi taxi không cần qua tổng đài vào tháng 8/2015. Nối tiếp bước chuyển mình của Mai Linh, Vinasun cũng tung ra ứng dụng gọi xe của họ.

Không chỉ lĩnh vực vận tải mà cả du lịch cũng nằm trong vòng ảnh hưởng của mô hình kinh tế này. Hàng loạt start-up thành công về du lịch đã tham gia vào thị trường như Triipme - startup bởi người Việt biến những người địa phương thành những hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư, mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho khách du lịch. Hay Klook - một startup cung cấp dịch vụ đặt trước các hoạt động du lịch với giá cả hợp lý.

Đặc điểm chung của những start-up trong ngành này là tận dụng tốt những tiềm năng của cơ sở hạ tầng và những trải nghiệm du lịch địa phương phong phú của khu vực Đông Nam Á. Một báo cáo của Topica Founder Institute cho thấy 92 start-up được rót vốn trong năm 2017, trong đó có tới 5 start-up về du lịch trực tuyến.

Đặc biệt phải kể tới Luxstay.com - một nền tảng công nghệ về du lịch trực tuyến hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đang được các nhà đầu tư chú ý. Với định hướng rõ ràng và tầm nhìn của đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, Luxstay tiếp tục nhận được sự tin tưởng của nhiều quỹ đầu tư. Quỹ đầu tư CyberAgent Ventures (CAV - Nhật Bản) và Nextrans (Hàn Quốc) vừa công bố hoàn tất thoả thuận đầu tư vào Luxstay tháng 4/2018, tiếp nối các quỹ Genesia Ventures (Nhật Bản), Y1 Ventures và Founders Capital (Singapore) hồi tháng 3.

{keywords}
 

Luxstay kết nối những chủ nhà cho thuê căn hộ du lịch cao cấp và biệt thự nghỉ dưỡng ngắn ngày với những khách hàng yêu thích sự trải nghiệm. Khác với các nền tảng chỉ chú trọng đẩy nhanh số lượng listing, Luxstay có một đội ngũ kiểm soát chất lượng chuyên nghiệp sàng lọc kỹ càng từng căn hộ hợp tác listing. Hàng vạn lượt đặt phòng đã được thực hiện thành công qua mạng lưới này. Bên cạnh đó, chủ nhà hợp tác với Luxstay tại thời điểm này không những không mất phí mà còn được hỗ trợ truyền thông và các gói sản xuất hình ảnh hấp dẫn.

CEO Luxstay ông Steven Nguyen cho biết: “Thách thức lớn nhất đối với đội ngũ Luxstay là việc tạo nên một nền tảng mà khách hàng hay đối tác khi sử dụng đều cảm thấy yêu quý. Làm được điều này chúng tôi tin tưởng sẽ sớm chiếm lĩnh được thị trường. Tham vọng của chúng tôi là xây dựng một startup có thể trở thành niềm tự hào của Đông Nam Á”.

Ngọc Minh