Trong những ngày đen tối, một cách tự nhiên mọi người đi tìm kiếm các tia sáng hy vọng yếu ớt. Và chính các thị trường tài chính, bị vùi dập thê thảm bởi cuộc khủng hoảng euro đang trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết, đã trấn tĩnh lại vào đầu tuần qua trong bối cảnh suy đoán rằng các nhà lãnh đạo châu Âu cuối cùng đã buộc phải đưa ra một "kế hoạch lớn" để cứu đồng tiền chung bởi phần còn lại của thế giới. Các nhà đầu tư mạo hiểm may rủi từ các trái phiếu an toàn sang các tài sản mạo hiểm hơn. Giá cố phiếu đã tăng: những cổ phiếu được các ngân hàng Pháp đứng sau lưng tăng gần 20% chỉ trong 2 ngày.
Tuy nhiên những hy vọng này có thể biến mất bởi ba lý do sau.
Thứ nhất, vì tất cả những chủ đề nghẹt thở từ các cuộc họp của IMF/World Bank tại Washington, DC, các nhà lãnh đạo châu Âu còn cả một chặng đường dài để đạt được một thỏa thuận về việc làm thế nào để cứu đồng euro. Điều tốt nhất có thể nói là hiện họ có kế hoạch đưa ra một kế hoạch, rất có thể là vào đầu tháng Mười Một.
Thứ hai, thậm chí ngay cả khi châu Âu có thể tránh khỏi thảm hoạ, triển vọng cho nền kinh tế thế giới cũng đang tối đi bởi các nước giàu tăng cường thắt chặt tài chính và các nền kinh tế mới nổi cung cấp ít đệm cho sự tăng trưởng toàn cầu hơn.
Thứ ba, các chính trị gia Mỹ, một lần nữa, đang đe dọa phá hỏng sự phục hồi với chính sách "bên miệng hố chiến tranh" tài chính vô trách nhiệm. Những diễn biến phát triển này cùng nhau chỉ ra một giai đoạn nguy hiểm phía trước.
Cho đến khi các chính trị gia thực sự hành động mạnh dạn hơn, nền kinh tế thế giới có thể sẽ rơi một lỗ đen... |
Hầu hết lỗi của việc này đổ lên vai các nhà lãnh đạo khu vực đồng tiền chung euro. Tuy nhiên Mỹ cũng có vai trò nhất định trong việc này. Những phát ngôn đầy quy kết từ Mỹ và những người khác tại Washington tuần trước đã đạt được một số điều: Các nhà hoạch định chính sách châu Âu hiện công nhận rằng có nhiều việc phải làm hơn. Ít nhất, họ cũng đang tập trung vào các ưu tiên đúng đắn: xây dựng một bức tường lửa xung quanh các nước có khả năng thanh toán nhưng lại không có tính thanh khoản như Ý, củng cố các ngân hàng châu Âu, và giải quyết quyết đoán hơn nữa với Hy Lạp. Ý tưởng là phải đạt được một kế hoạch trong hội nghị thượng đỉnh tại Cannes của G20 vào đầu tháng Mười Một.
Tuy nhiên, vẫn còn một thời gian dài để chờ đợi điều đó và châu Âu vẫn bất đồng trong việc làm thế nào để làm được bất cứ điều gì trong đó. Ví dụ, Đức cho rằng vấn đề chính là sự hoang phí tài chính và vì vậy miễn cưỡng tăng cường quỹ giải cứu của châu Âu; tuy nhiên nếu việc giải cứu được tin cậy thì một khoản quỹ lớn hơn nhiều sẽ là cần thiết. Các giải pháp khẩn cấp nhất, ví dụ như tái cơ cấu khoản nợ của Hy Lạp hoặc xây dựng một hàng rào bảo vệ quanh Ý, đòi hỏi sự can đảm về chính trị - một điều mà Angela Merkel, Nicolas Sarkozy hoàn toàn chưa chứng tỏ được. Cơ hội cho một kế hoạch đủ táo bạo và mạnh dạn sẽ giảm nếu các thị trường ổn định. Các thị trường càng ít sợ hãi, càng có nhiều khả năng các nhà hoạch định chính sách nhu nhược của châu Âu sẽ bỏ qua kế hoạch một lần nữa mặc dù kế hoạch đó không đủ để ngăn chặn thảm họa một cách tạm thời nhưng điều đó sẽ làm cho các vấn đề cơ bản trở nên tồi tệ hơn.
Phần lớn thế giới hiện đang phải trả giá cho sự rụt rè của mình: chứng kiến bối cảnh kinh tế ngày càng đen tối hơn. Một loạt các chỉ số gần đây cho thấy khu vực đồng tiền chung châu Âu đang rơi vào suy thoái, như sự chững lại trong xuất khẩu của Đức, tài chính thắt chặt, suy giảm niềm tin và sự khó khăn của các ngân hàng có nghĩa là tín dụng chặt chẽ hơn. Thậm chí nếu cuộc khủng hoảng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu được giải quyết vào ngày mai, GDP của khu vực rất có thể vẫn thu hẹp lại trong các tháng tới.
Nền kinh tế Mỹ vẫn còn ì ạch dù sự sụt giảm giá cổ phiếu và niềm tin của người tiêu dùng mùa hè qua cho thấy chi tiêu trong tương lai sẽ còn yếu hơn nữa. Cục Dữ trữ Liên bang đang thử những biện pháp hỗ trợ mới không được nhiệt tình lắm. Cho dù nó có làm gì đi nữa, nước Mỹ gần đây đang trong quá trình thắt chặt tài chính nghiêm ngặt nhất của bất kỳ nền kinh tế lớn nào trong năm 2012 khi việc cắt giảm thuế tạm thời và bảo hiểm thất nghiệp hết hạn vào cuối năm nay. Điều này có thể thay đổi nếu Quốc Hội thông qua kế hoạch việc làm của ông Barack Obama và nhất trí về một thỏa thuận giảm thâm hụt ngân sách trung hạn vào tháng 11.
Nếu đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa không đạt được một thỏa thuận về thâm hụt ngân sách, cắt giảm chi tiêu hà khắc sẽ được thực hiện vào năm 2013. Vì tất cả những bài diễn văn chỉ trích châu Âu, nền kinh tế Mỹ có nguy cơ bị đẩy vào một cuộc suy thoái bởi chính chính sách tài khóa của mình và bởi sự thật rằng các bên đang quan tâm tới việc định vị bản thân mình cho cuộc bầu cử năm 2012 nhiều hơn là việc đạt được các thỏa thuận cần thiết để thoát ra khỏi tiến trình nguy hiểm đó.
Còn về những đệm phát triển do các thị trường mới nổi tạo ra? Chúng cũng đang mỏng dần đi. Tăng trưởng của các thị trường này đang chậm lại (vì cần phải thế khi quá nhiều nền kinh tế đang quá nóng). Sự giảm giá gần đây của giá cổ phiếu và tiền tệ của các nước mới nổi cho thấy rằng sự hoảng loạn về tài chính có thể có những ảnh hưởng ngoại vi. Một số nền kinh tế mới nổi, gồm cả Trung Quốc, có ít khoảng không để lặp lại gói kích thích cứu trợ kinh tế năm 2008-09 của họ bởi vì các khoản nợ đã tăng lên vẫn chưa được giải quyết. Chính sách tiền tệ có thể bị nới lỏng: một vài ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất. Nhưng nhìn chung thế giới mới nổi sẽ không còn là một chiếc phao cứu sinh cho sự tăng trưởng toàn cầu như nó vẫn vậy từ trước đến nay.
Một vài trong số những thúc ép này là không thể tránh khỏi. Rất nhiều chính phủ ít có không gian để hỗ trợ các nền kinh tế yếu kém hơn như họ từng làm năm 2008. Sự cẩn thận từ các ngân hàng trung ương cũng là điều dễ hiểu bởi họ đã lội sâu hơn bao giờ hết vào chính sách tiền tệ không theo quy ước. Nhưng các chính phủ đang không thất bại trong hành động: họ đang trầm trọng thêm sự hỗn loạn.
Thiếu niềm tin và lòng can đảm
Trong của cuộc khủng hoảng Lehman, các nhà hoạch định chính sách phần lớn đã làm điều đúng đắn. Kết quả không phải là sự quay trở lại thịnh vượng nhanh chóng tại phương Tây, nhưng sau một cuộc suy thoái chênh lệch chi tiêu lớn như vậy điều đó chưa bao giờ có khả năng diễn ra.
Hiện giờ, các nhà hoạch định chính sách dường như đang khiến cho mọi việc xấu đi. Sai lầm của họ rất khác nhau nhưng có hai loại chính. Một là chú trọng thái quá vào sự thắt chặt tài chính ngắn hạn so với tăng trưởng. Khắc phục điều này có nghĩa là cần làm những việc khác nhau tại những nơi khác nhau: Đức có thể nới lỏng chính sách tài khoá trong khi tại Anh, sự kiểm soát chỉ nên thắt chặt chậm hơn. Nhưng sự ám ảnh tập thể với việc thắt chặt chi tiêu ngắn hạn trên các nước giàu đang gây tổn thương.
Thất bại thứ hai là loại thất bại về sự trung thực. Quá nhiều chính trị gia tại các nước giàu đã thất bại trong việc nói sự thật với các cử tri quy mô của vấn đề. Tại Đức, nơi tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn trong năm 2008, mọi người có xu hướng nghĩ rằng cuộc khủng hoảng là do Hy Lạp và Ý lười biếng.
Bà Merkel cần phải giải thích rõ ràng rằng khủng hoảng cũng bao gồm cả các ngân hàng của Đức và rằng Đức phải đối mặt với lựa chọn giữa một giải pháp tốn kém và một giải pháp gây tàn hại. Ở Mỹ, đảng Cộng hoà có tội phá rối thái quá và đơn giản hoá một cách sai lạc trong khi ông Obama ưa chuộng cuộc đấu tranh giành quyền lực chính trị hơn là sự lãnh đạo về tài chính. Vào thời điểm của các vấn đề lớn, các nhà chính trị giống như Lilliputian. Đó là lý do thực sự phải sợ hãi.
Tuyến Nguyễn (Theo Economist)