Lật giở lại tài liệu ghi chép và ghi âm lần gặp gỡ chủ nhân của cây hóa đá mang tên Triệu Đô, bỗng nhận thấy: Thời gian cũng chưa lâu, nhưng cả hai bố con ông Hoàng Văn Ngọc đều không nhớ nổi vị trí hang đá mình đã phát hiện, đi về và hì hục cưa cây đá suốt một tuần lễ.
Ngay cả với nhà báo đầu tiên đưa thông tin và những nhà khoa học từng được hỏi ý kiến cũng chưa được họ rỉ tai về nơi này.
Vì muốn giấu nơi phát hiện cây hay có gì bí mật xung quanh câu chuyện này?
Cây nấm to bị chất vôi hòa tan bao phủ. |
Không còn hào hứng như lần ngồi bên mâm rượu, H. bỗng tỏ ra khá lúng túng khi tôi đề nghị được xem các cây cảnh hóa đá của anh. “Sự thực là tôi vừa bán đi rồi. Không còn cây nào ở nhà cả”- H. gãi đầu.
Nghe lý do có vẻ “quen quen”, tôi bật cười. Dường như đọc được ý nghĩ của tôi, H. nổi xung: “Đi ngay, đi ngay. Tôi không còn nhưng anh em bè bạn tôi còn cả đống. Đừng có cười nhạt như vậy, tôi không nói dối bao giờ”.
Kể cả khi cô con gái út của anh bật máy tính, đưa ra hình ảnh cây đá đặt trên kệ tủ nhà mình cho khách xem rồi mà anh vẫn chưa nguôi. Chúng tôi bèn lên xe, tìm đến những nhà người quen của H.
Một ông chủ cửa hiệu đồ gỗ mỹ nghệ ở thị trấn Cành Nàng (Bá Thước) vui vẻ tiếp chúng tôi trên bộ ghế ngọc nghiến có vân hoa đẹp mê hồn. Trong nhà ông chủ này đầy những lo hoa, lục bình lớn, con giống, tượng chế tác từ gỗ quý. Nhưng ở đôi lục bình quý được đặt nơi trang trọng, ông “thượng” hai cây cảnh hóa đá lên trên.
Một người anh em khác của H. nhà ở cách cây cầu La Hán vượt sông Mã không xa có một cây hóa đá đẹp hơn nhiều. Cây cao gần 1 mét, cành lá xum xuê, sinh động. Anh này đang băn khoăn nên bán cây đi hay để lại nhà ngắm nghía cho vui.
Liên tiếp được thấy và được mời mua lại những cây cảnh hóa đá với giá khá mềm, khiến tôi hoàn toàn bị thuyết phục rằng ở Bá Thước có khá nhiều cây đá tương tự cây Triệu Đô. Nhưng một câu hỏi mới lại đặt ra: Từ đâu mà nơi đây có nhiều “báu vật triệu năm” đến thế? Dường như anh H. cũng đọc được trong tôi suy nghĩ đó.
Vẫn giữ dáng vẻ lạnh nhạt như vậy, H. hăm hở phóng xe nhanh trên con đường rải nhựa dẫn vào Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Chừng dăm bảy cây số, H. vẫn vèo vèo phóng phía trước, không ngoái đầu hay dừng xe đợi bạn lần nào. Chỉ khi đến Phố Đoàn, rồi tiếp tục rẽ phải leo vào một con đường đất đỏ trơn trượt thuộc xã Cổ Lũng (Bá Thước), anh ta mới ngoái đầu lại.
“Đường dân sinh nên đi khó đấy. Cứ bám theo tôi, ta đi vào bản Hiêu”- H. chỉ nói ngắn gọn rồi tiếp tục rồ ga. Lối đi gập ghềnh, nhỏ hẹp khiến tôi không còn tâm trí đâu mà ngắm những ngôi nhà sàn bình yên, những cầu treo gỗ, hay nương lúa tốt tươi trên đường.
Nghe lý do có vẻ “quen quen”, tôi bật cười. Dường như đọc được ý nghĩ của tôi, H. nổi xung: “Đi ngay, đi ngay. Tôi không còn nhưng anh em bè bạn tôi còn cả đống. Đừng có cười nhạt như vậy, tôi không nói dối bao giờ”.
Kể cả khi cô con gái út của anh bật máy tính, đưa ra hình ảnh cây đá đặt trên kệ tủ nhà mình cho khách xem rồi mà anh vẫn chưa nguôi. Chúng tôi bèn lên xe, tìm đến những nhà người quen của H.
Một ông chủ cửa hiệu đồ gỗ mỹ nghệ ở thị trấn Cành Nàng (Bá Thước) vui vẻ tiếp chúng tôi trên bộ ghế ngọc nghiến có vân hoa đẹp mê hồn. Trong nhà ông chủ này đầy những lo hoa, lục bình lớn, con giống, tượng chế tác từ gỗ quý. Nhưng ở đôi lục bình quý được đặt nơi trang trọng, ông “thượng” hai cây cảnh hóa đá lên trên.
Một người anh em khác của H. nhà ở cách cây cầu La Hán vượt sông Mã không xa có một cây hóa đá đẹp hơn nhiều. Cây cao gần 1 mét, cành lá xum xuê, sinh động. Anh này đang băn khoăn nên bán cây đi hay để lại nhà ngắm nghía cho vui.
Liên tiếp được thấy và được mời mua lại những cây cảnh hóa đá với giá khá mềm, khiến tôi hoàn toàn bị thuyết phục rằng ở Bá Thước có khá nhiều cây đá tương tự cây Triệu Đô. Nhưng một câu hỏi mới lại đặt ra: Từ đâu mà nơi đây có nhiều “báu vật triệu năm” đến thế? Dường như anh H. cũng đọc được trong tôi suy nghĩ đó.
Vẫn giữ dáng vẻ lạnh nhạt như vậy, H. hăm hở phóng xe nhanh trên con đường rải nhựa dẫn vào Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Chừng dăm bảy cây số, H. vẫn vèo vèo phóng phía trước, không ngoái đầu hay dừng xe đợi bạn lần nào. Chỉ khi đến Phố Đoàn, rồi tiếp tục rẽ phải leo vào một con đường đất đỏ trơn trượt thuộc xã Cổ Lũng (Bá Thước), anh ta mới ngoái đầu lại.
“Đường dân sinh nên đi khó đấy. Cứ bám theo tôi, ta đi vào bản Hiêu”- H. chỉ nói ngắn gọn rồi tiếp tục rồ ga. Lối đi gập ghềnh, nhỏ hẹp khiến tôi không còn tâm trí đâu mà ngắm những ngôi nhà sàn bình yên, những cầu treo gỗ, hay nương lúa tốt tươi trên đường.
Lá cây rơi xuống suối Hiêu sớm muộn đều bị đá vôi bao phủ, dày mỏng là theo thời gian. |
Kết thúc cung đường đất, chúng tôi rẽ trái và vượt dốc, ngược theo một dòng suối trong vắt nhìn thấy đáy, nước chảy ầm ầm. Một ngôi làng hiện ra với nét hoang sơ, thanh bình như cõi mộng. Bản nằm cheo leo trên sườn đồi đá như cành cây nhô ra giữa ùm tùm cây cối, từ lâu được gọi là bản Hiêu.
Nghe tiếng H. gọi, một thanh niên người Thái thò đầu ra từ ngôi nhà sàn dựng bằng gỗ tạp. Vừa rúc xe máy vào gầm sàn, H. vừa trao đổi gì đó với người thanh niên. Anh ta vui vẻ tót xuống cầu thang gỗ, chạy về phía tôi, tự giới thiệu mình tên là Hà Văn Lý, sinh sống tại bản Hiêu này đã lâu.
“Anh muốn xem thác bản Hiêu thì nó nằm ngay cạnh đây thôi” - Lý vui vẻ nói, rồi đi trước về phía con suối. Ẩn sau lùm cây, một thác nhỏ với dòng nước trong xanh đang đẩy những dòng nước bạc xuống tầng dưới, đẹp tuyệt vời.
Nguyễn Văn H. tiến về phía tôi, trịnh trọng nói: “Đến giờ này thì tôi chẳng cần giấu gì bí quyết tạo nên những cây hóa đá triệu đô nữa. Chẳng có ai tạo nên nó được hết, mà chỉ có dòng suối Hiêu này”. Hà Văn Lý cũng gật đầu đồng ý, rồi nhanh nhẹn bước xuống suối, xục tìm, rồi vớt lên mấy chiếc lá cây.
Không thể nghi ngờ gì nữa, những chiếc lá Lý trao vào tay tôi đều như đang hóa đá, nổi rõ những đường gân, bằng mắt thường cũng khẳng định được nó chẳng khác gì chiếc lá của Triệu Đô. Chỉ khác chăng là lá chúng đều còn khá tươi, có thể ngắt đôi để thấy màu xanh trong đó.
Một số lá keo hay chàm gì đó, có vẻ ngâm dưới nước đã lâu, nên lớp “đá” màu hơi sậm phủ bên ngoài dày cộp. Bẻ nhẹ, lớp bọc bên ngoài vỡ ra, lộ nguyên hình chiếc lá ngâm nước lâu ngày đen đúa. Những “hóa thạch ngàn năm” tan vụn theo từng cái siết tay, tố cáo thời gian phong hóa chẳng bao lâu.
Tôi dẫm chân xuống dòng suối nước xanh ngắt, nền suối cứng như đá thỉnh thoảng lại vụn vỡ lạo xạo, nhưng tuyệt nhiên không một chút bùn đất, rong rêu nào. Nước lạnh ngắt. Chỉ ít phút đôi chân như rám ráp, giống như các lỗ chân lông đang bị đông lại.
Nghe tiếng H. gọi, một thanh niên người Thái thò đầu ra từ ngôi nhà sàn dựng bằng gỗ tạp. Vừa rúc xe máy vào gầm sàn, H. vừa trao đổi gì đó với người thanh niên. Anh ta vui vẻ tót xuống cầu thang gỗ, chạy về phía tôi, tự giới thiệu mình tên là Hà Văn Lý, sinh sống tại bản Hiêu này đã lâu.
“Anh muốn xem thác bản Hiêu thì nó nằm ngay cạnh đây thôi” - Lý vui vẻ nói, rồi đi trước về phía con suối. Ẩn sau lùm cây, một thác nhỏ với dòng nước trong xanh đang đẩy những dòng nước bạc xuống tầng dưới, đẹp tuyệt vời.
Nguyễn Văn H. tiến về phía tôi, trịnh trọng nói: “Đến giờ này thì tôi chẳng cần giấu gì bí quyết tạo nên những cây hóa đá triệu đô nữa. Chẳng có ai tạo nên nó được hết, mà chỉ có dòng suối Hiêu này”. Hà Văn Lý cũng gật đầu đồng ý, rồi nhanh nhẹn bước xuống suối, xục tìm, rồi vớt lên mấy chiếc lá cây.
Không thể nghi ngờ gì nữa, những chiếc lá Lý trao vào tay tôi đều như đang hóa đá, nổi rõ những đường gân, bằng mắt thường cũng khẳng định được nó chẳng khác gì chiếc lá của Triệu Đô. Chỉ khác chăng là lá chúng đều còn khá tươi, có thể ngắt đôi để thấy màu xanh trong đó.
Một số lá keo hay chàm gì đó, có vẻ ngâm dưới nước đã lâu, nên lớp “đá” màu hơi sậm phủ bên ngoài dày cộp. Bẻ nhẹ, lớp bọc bên ngoài vỡ ra, lộ nguyên hình chiếc lá ngâm nước lâu ngày đen đúa. Những “hóa thạch ngàn năm” tan vụn theo từng cái siết tay, tố cáo thời gian phong hóa chẳng bao lâu.
Tôi dẫm chân xuống dòng suối nước xanh ngắt, nền suối cứng như đá thỉnh thoảng lại vụn vỡ lạo xạo, nhưng tuyệt nhiên không một chút bùn đất, rong rêu nào. Nước lạnh ngắt. Chỉ ít phút đôi chân như rám ráp, giống như các lỗ chân lông đang bị đông lại.
Hà Văn Lý hăm hở xuống suối Hiêu nhặt “hóa thạch”. |
Bên dòng nước chảy từ trên cao xuống đều có các mảng cứng màu vàng bám rất chắc. Càng nhìn càng mê mẩn, thác suối Hiêu như đang tạo nên những cung điện vàng của cõi thần tiên. Bên đôi bờ suối, lá cỏ, những cành dừa nước hay lá cây dại cũng bị bám vàng. Có vẻ như suối Hiêu muốn hóa đá tất cả những gì chạm vào nó.
Tôi vớt được dưới nước một khúc nấm to, thoạt trông như là đã hóa đá. Đưa tay bẻ nhẹ, vẫn là cây nấm ngậm nước bình thường mà thôi.
Tiếng nói của anh thanh niên Hà Văn Lý đưa tôi về thực tại: “Từ lâu đời rồi, con suối này vẫn thế. Nó chảy ra từ hang đá phía trên lưng chừng núi, cách đây mấy chục bước chân. Mùa khô nó trong xanh, mùa mưa lũ thì nước nó đục ngầu như nước gạo. Lúc đó, không chỉ cây cỏ trong lòng suối đều hóa đá, mà đến chiếc dép anh đánh rơi xuống cũng hóa đá luôn”.
Tôi vớt được dưới nước một khúc nấm to, thoạt trông như là đã hóa đá. Đưa tay bẻ nhẹ, vẫn là cây nấm ngậm nước bình thường mà thôi.
Tiếng nói của anh thanh niên Hà Văn Lý đưa tôi về thực tại: “Từ lâu đời rồi, con suối này vẫn thế. Nó chảy ra từ hang đá phía trên lưng chừng núi, cách đây mấy chục bước chân. Mùa khô nó trong xanh, mùa mưa lũ thì nước nó đục ngầu như nước gạo. Lúc đó, không chỉ cây cỏ trong lòng suối đều hóa đá, mà đến chiếc dép anh đánh rơi xuống cũng hóa đá luôn”.
Theo VTC