Theo kết quả thăm dò mới nhất, 88% cư dân Osthammar, một cộng đồng nằm bên bờ biển ở Thụy Điển đã đồng ý cho xây dựng một bãi chứa rác thải hạt nhân ngay ở khu vực mình sinh sống.
Giống như bản thân nguồn năng lượng, có một câu hỏi được đặt ra là: "Sẽ làm gì với nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng". Thụy Điển tin rằng họ đã có câu trả lời.
Đó là kế hoạch chôn khoảng 12.000 tấn rác thải hạt nhân trong một chiếc hộp bằng thép phủ bên ngoài bằng đồng chống ăn mòn và cất nó vào trong những chiếc hang được khoét sâu vào tầng đá nền nằm sâu 500m dưới biển Baltic. Hộp chứa này sẽ nằm im một chỗ, không có ai đụng vào trong ít nhất là 100 năm.
Sáng kiến trên do công ty Xử lý rác thải và nhiên liệu hạt nhân Thụy Điển (SKP) - gồm một loạt các công ty điện hạt nhân Thụy Điển, đưa ra nhưng vẫn còn chờ phê chuẩn cuối cùng.
Sau 3 thập niên nghiên cứu, SKP tin rằng thị trấn Osthammar ở miền trung Thụy Điển là nơi tuyệt hảo dành cho rác thải hạt nhân của đất nước. Theo SKP, đây là địa điểm lý tưởng không chỉ bởi nó có tầng đất nền 1,9 tỷ năm tuổi mà phần lớn người dân còn ủng hộ kế hoạch của họ, thêm nữa nơi này cũng rất gần với nhà máy điện hạt nhân ở Forsmark.
Một cư dân ở thị trấn này cho biết: "Tôi lớn lên ở một nơi không xa nhà máy điện hạt nhân Forsmark. Ở trường học, chúng tôi được đưa đi tham quan cơ sở này và bố mẹ của bạn bè tôi cũng làm việc tại nhà máy. Vùng nay có lịch sử lâu đời về khai mỏ và đúc gang do đó có một cơ sở hạt nhân ở cạnh nơi bạn sống không có gì là lạ.
Cha mẹ tôi cũng vẫn đang sống ở Osthammar. Gần đây, mẹ tôi nhận được điện thoại của một nhà nghiên cứu, hỏi bà nghĩ thế nào về kế hoạch kho chứa rác thải hạt nhân.
Bạn có tin rằng chính quyền có thể giải quyết vấn đề? hoặc bạn có muốn chờ tới lúc có một công nghệ tốt hơn và bỏ lại đống rác cho thế hệ tương lai, vốn chẳng được lợi gì từ nhiên liệu hạt nhân, mẹ tôi được hỏi".
Thăm dò mới nhất cho thấy, 88% trong số 21.000 cư dân Osthammar ủng hộ xây dựng bãi chứa trong khu vực sinh sống.
Thụy Điển có mối quan hệ phức tạp với điện hạt nhân. Sau vụ đảo 3mile ở Mỹ năm 1979, Thụy Điển bỏ phiếu đóng cửa toàn bộ các lò phản ứng hạt nhân vào năm 2010. Tuy nhiên, quyết định đã bị chính phủ mới đảo ngược và chỉ có 2 lò phản ứng bị bỏ. Hiện, Thụy Điển có 10 lò phản ứng hạt nhân cung cấp gần 50% nhu cầu về điện cho đất nước.
Đến giờ, Thụy Điển đã tích được hơn 5.000 tấn nhiên liệu đã sử dụng. Tất cả được chứa trong một bể nước màu xanh nhạt, nằm sâu dưới đất 40m ở thành phố Oskarshamm. Dù phóng xạ được che chắn bởi 8m nước thì nơi này vẫn được giám sát 24/24, và 7 ngày một tuần, 365 ngày trong năm.
Với thị trưởng Osthammar, Jacob Spangenberg, việc chấp nhận hay từ chối lập kho chứa rác thải hạt nhân ở đây không liên quan gì tới các khoản đầu tư mới và công việc mới mà nó tạo ra. "Đó là khả năng mà đất nước và cộng đồng có thể giải quyết một vấn đề vô cùng khó khăn".
Một quan chức SKB cho hay, nếu được chính phủ bật đèn xanh, kế hoạch xây dựng sẽ được triển khai sau năm 2015.
Claes Thegerstrom, một nhà vật lý hạt nhân, hiện là lãnh đạo SKB cho biết, người Thụy Điển thích năng lượng hạt nhân vì sợ sự nóng lên của toàn cầu. "Vào những năm 1980, không ai nói tới CO2, vốn được cho là nguyên nhân chính khiến trái đất ấm lên. Hiện giờ, vấn đề môi trường đang được đặt lên hàng đầu". Do không đốt nhiên liệu hoá thạch các nhà máy điện hạt nhân không sản sinh ra CO2.
* Hoài Linh (Theo NY Times, CNN)
Đó là kế hoạch chôn khoảng 12.000 tấn rác thải hạt nhân trong một chiếc hộp bằng thép phủ bên ngoài bằng đồng chống ăn mòn và cất nó vào trong những chiếc hang được khoét sâu vào tầng đá nền nằm sâu 500m dưới biển Baltic. Hộp chứa này sẽ nằm im một chỗ, không có ai đụng vào trong ít nhất là 100 năm.
Sáng kiến trên do công ty Xử lý rác thải và nhiên liệu hạt nhân Thụy Điển (SKP) - gồm một loạt các công ty điện hạt nhân Thụy Điển, đưa ra nhưng vẫn còn chờ phê chuẩn cuối cùng.
Sau 3 thập niên nghiên cứu, SKP tin rằng thị trấn Osthammar ở miền trung Thụy Điển là nơi tuyệt hảo dành cho rác thải hạt nhân của đất nước. Theo SKP, đây là địa điểm lý tưởng không chỉ bởi nó có tầng đất nền 1,9 tỷ năm tuổi mà phần lớn người dân còn ủng hộ kế hoạch của họ, thêm nữa nơi này cũng rất gần với nhà máy điện hạt nhân ở Forsmark.
Một cư dân ở thị trấn này cho biết: "Tôi lớn lên ở một nơi không xa nhà máy điện hạt nhân Forsmark. Ở trường học, chúng tôi được đưa đi tham quan cơ sở này và bố mẹ của bạn bè tôi cũng làm việc tại nhà máy. Vùng nay có lịch sử lâu đời về khai mỏ và đúc gang do đó có một cơ sở hạt nhân ở cạnh nơi bạn sống không có gì là lạ.
Cha mẹ tôi cũng vẫn đang sống ở Osthammar. Gần đây, mẹ tôi nhận được điện thoại của một nhà nghiên cứu, hỏi bà nghĩ thế nào về kế hoạch kho chứa rác thải hạt nhân.
Bạn có tin rằng chính quyền có thể giải quyết vấn đề? hoặc bạn có muốn chờ tới lúc có một công nghệ tốt hơn và bỏ lại đống rác cho thế hệ tương lai, vốn chẳng được lợi gì từ nhiên liệu hạt nhân, mẹ tôi được hỏi".
Thăm dò mới nhất cho thấy, 88% trong số 21.000 cư dân Osthammar ủng hộ xây dựng bãi chứa trong khu vực sinh sống.
Thụy Điển có mối quan hệ phức tạp với điện hạt nhân. Sau vụ đảo 3mile ở Mỹ năm 1979, Thụy Điển bỏ phiếu đóng cửa toàn bộ các lò phản ứng hạt nhân vào năm 2010. Tuy nhiên, quyết định đã bị chính phủ mới đảo ngược và chỉ có 2 lò phản ứng bị bỏ. Hiện, Thụy Điển có 10 lò phản ứng hạt nhân cung cấp gần 50% nhu cầu về điện cho đất nước.
Đến giờ, Thụy Điển đã tích được hơn 5.000 tấn nhiên liệu đã sử dụng. Tất cả được chứa trong một bể nước màu xanh nhạt, nằm sâu dưới đất 40m ở thành phố Oskarshamm. Dù phóng xạ được che chắn bởi 8m nước thì nơi này vẫn được giám sát 24/24, và 7 ngày một tuần, 365 ngày trong năm.
Với thị trưởng Osthammar, Jacob Spangenberg, việc chấp nhận hay từ chối lập kho chứa rác thải hạt nhân ở đây không liên quan gì tới các khoản đầu tư mới và công việc mới mà nó tạo ra. "Đó là khả năng mà đất nước và cộng đồng có thể giải quyết một vấn đề vô cùng khó khăn".
Một quan chức SKB cho hay, nếu được chính phủ bật đèn xanh, kế hoạch xây dựng sẽ được triển khai sau năm 2015.
Claes Thegerstrom, một nhà vật lý hạt nhân, hiện là lãnh đạo SKB cho biết, người Thụy Điển thích năng lượng hạt nhân vì sợ sự nóng lên của toàn cầu. "Vào những năm 1980, không ai nói tới CO2, vốn được cho là nguyên nhân chính khiến trái đất ấm lên. Hiện giờ, vấn đề môi trường đang được đặt lên hàng đầu". Do không đốt nhiên liệu hoá thạch các nhà máy điện hạt nhân không sản sinh ra CO2.
* Hoài Linh (Theo NY Times, CNN)