- Từ kinh nghiệm đào tạo và tuyển dụng lao động ở Việt Nam - ông Rick Howarth - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Intel Products Việt Nam đưa ra những điều kiện cần cho một lao động đủ kỹ năng làm việc toàn cầu.

Mời trực tuyến:Nhân lực Việt sẵn sàng cho tương lai?
'Xã hội đang chết vì những người tuyển dụng'
Năng suất lao động Việt Nam thuộc đáy khu vực
SOS thứ bậc VN trên xếp hạng trí tuệ toàn cầu


6 năm trước khi Intel có mặt ở Việt Nam, chúng tôi có một nhận xét giáo dục của các bạn mang tính lý thuyết nhiều. Học sinh, sinh viên đến trường đọc sách là chủ yếu, sau ra trường đi làm mới mày mò ứng dụng những cái đã đọc vào trong thực tế. Tuy nhiên, cách làm của Intel với tư cách là công ty - tập đoàn kinh doanh thì phải tìm cách rút ngắn khoảng thời gian này - nghĩa là học và làm được ngay.

ông Rick Howarth - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Intel Products Việt Nam

Phải thực hiện cải cách nhưng không phải cải cách nội dung lý thuyết mà cải cách cách ứng dụng và cách học và giảng dạy ở trên trường.

Thay vì cách Việt Nam đang làm là giảng viên nói theo kiểu một chiều, sinh viên ngồi thụ động nghe, chúng tôi muốn quá trình giảng dạy đào tạo đó bằng sự tương tác, được tăng cường nhiều hơn sinh viên có thể trao đổi với giảng viên một cách chủ động.

Mặt khác, chúng tôi muốn hướng sinh viên làm việc được theo nhóm và tham gia được vào các dự án cụ thể.

Hai năm đầu thực hiện dự án "Nâng cao chất lượng giáo dục ĐH ngành Kỹ thuật của Việt Nam" chúng tôi đã góp phần nào cho phương thức học và giảng dạy kỹ thuật ở Việt Nam. Đã có hơn 100 giảng viên Việt Nam được đưa sang Mỹ tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới, nội dung kiến thức mới...

Giai đoạn 2, chúng tôi dự tính đầu tư 40 triệu USD, trong đó Intel góp 7 triệu USD tiếp tục mở rộng dự án. Số giảng viên đưa đi học giai đoạn này có 1.000 người.

Nếu như giai đoạn 1 chủ yếu vốn và điều hành quản lý từ phía Mỹ mà đại diện là Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thì sang giai đoạn 2 - Chính phủ Việt Nam cũng góp phần vốn rất quan trọng và là đơn vị điều hành chính.

Hơn 100 người được cử sang Mỹ học giai đoạn 1 là giảng viên các trường ĐH có đào tạo ngành Kỹ thuật. Họ là những người sẽ về giảng dạy cho sinh viên nơi họ đang công tác - đó là lực lượng lao động sau này. Chúng tôi không tuyển giảng viên.

Intel rất khó khăn trong việc tìm kiếm nhân lực đáp ứng công việc và yêu cầu đặt ra trong môi trường làm việc của Intel. Và đây là xuất phát điểm của chương trình HEEAP.

Chương trình HEEAP ra đời để thực hiện cải cách đáp ứng nhân sự cho chúng tôi về lâu về dài. Lo ngại này đến bây giờ vẫn còn vì công nghệ ngày càng phát triển. Chúng tôi coi quá trình giáo dục đào tạo là quá trình liên tục chứ không phải chỉ có một giai đoạn ngắn rồi dừng lại. Con người cũng ngày càng phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu, thách thức trong công việc mới.

Hiện có nhiều doanh nghiệp chọn đặt hàng trực tiếp với các trường ĐH để săn đầu người đáp ứng mọi yêu cầu từ giáo trình, công trình và công nghệ họ đặt ra. Cách làm này được xem vừa giảm chi phí vừa không mất thời gian khâu đào tạo giáo viên.Một số doanh nghiệp chọn cách tiếp cận này và đã làm nhưng không hiệu quả.

Ở đây chúng tôi nhìn nhận, giáo dục khác với giáo trình. Giáo dục không phải là cuốn giáo trình. Tầm nhìn chúng ta cần phải có là tầm nhìn toàn cầu. Intel là một tập đoàn toàn cầu - chúng tôi hướng đến cách giải quyết vấn đề, cách tiếp cận vấn đề mang tính toàn cầu.

Tôi khẳng định lại, giáo dục ở đây không phải là giáo trình mà còn là cách tư duy, biện pháp tư duy. Cách người ta giải quyết xử lý vấn đề - gặp khó khăn thì giải quyết như thế nào? Cách chia sẻ với nhau bằng ngôn ngữ rất phổ thông là tiếng Anh...Những yếu tố đó không nằm trong một giáo trình cụ thể nào để có thể giải quyết được.

Cách chúng tôi làm là tầm nhìn rộng hơn để thay đổi phương pháp sư phạm. Có nghĩa là cải cách cách giảng viên truyền đạt kiến thức cho học viên là cách chúng tôi làm. Cá nhân tôi tin, những trường đào tạo của Mỹ về kỹ thuật là những trường có chất lượng cao hàng đầu trên thế giới. Cho nên chúng tôi cử những giảng viên này sang Mỹ để học những kiến thức và phương pháp sư phạm mới để áp dụng trong thực tế ở Việt Nam.

Chúng tôi xác định cùng với các đối tác về nhu cầu, xác định các tiêu chí về nhân sự cụ thể, xác định các tiêu chí về cơ sở vật chất mà nền giáo dục ĐH Việt Nam  trong tương lai cần phải có để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển nói chung.

Những tiêu chí chúng tôi muốn có ở một ứng viên khi tuyển dụng vào Intel là ngoài tấm bằng Kỹ thuật thì tiếng Anh phải tốt vì ngôn ngữ giao tiếp trong công ty là tiếng Anh. Để làm được việc thì phải hiểu nhau, ngoài ra còn phải có khả năng thuyết trình để giải trình những ý tưởng, đưa ra những đề xuất để cấp trên xem xét phê duyệt.

Đồng thời phải có kỹ năng giải quyết các vấn đề vì công ty chuyên về công nghệ, luôn đưa ra những ý tưởng về công nghệ mà trên thế giới chưa có.

Thêm nữa, Intel là tập đoàn toàn cầu - làm việc theo nhóm nhiều nên chúng tôi cũng đòi hỏi ứng viên phải có kỹ năng làm việc theo nhóm. Và bạn làm việc với Intel bạn phải có đam mê, phải có tinh thần chủ động giải quyết công việc khi có vấn đề.

  • Kiều Oanh (Ghi)