-Phần cổng của đền thờ Thánh tổ Lạc Long Quân (Hà Nội) được che phủ bằng một tấm bạt trắng, ánh sáng xanh đỏ tím vàng được trình chiếu hệt như một sân khấu ca nhạc để tưởng nhớ ngài.

Tối qua 2/4, tại đền thờ Thánh tổ Lạc Long Quân (Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội) đã diễn ra một bữa tiệc trình chiếu ánh sáng 3D hoành tráng. Điều đáng nói bữa tiệc ánh sáng sặc sỡ này lại diễn ra ở Lễ hội Bình Đà - nơi thờ Thánh tổ Lạc Long Quân. Đây cũng là lần đầu tiên tại Việt Nam có màn trình diễn ánh sáng hiện đại trên nền một di tích Quốc gia.

Phần trình chiếu ánh sáng hiện đại bao gồm 3 chương. Chương 1, “Những ngôi đền của những vị thần bất tử trên thế giới”, người dân được thưởng thức sự biến đổi của tiền môn đền thờ Quốc Tổ thành những ngôi đền thờ của những vị thần bất tử từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới như Hy Lạp, ở Ai Cập cổ đại, ở nền văn hóa Maya.

Chương 2: “Thủy cung” (theo truyền thuyết Lạc Long Quân là rồng) và chương 3 là “Đền thờ Lạc Long Quân” diễn tả sự biến đổi về chất liệu cũng như kiến trúc của ngôi đền theo trục thời gian.

Chương 3: Nói về sự hình thành và sự thay đổi của đền thờ Thánh tổ Lạc Long Quân theo thời gian.

{keywords}

PGS. TS Bùi Quang Thắng - Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, người nhận trách nhiệm "nâng cấp" lễ hội này nói: “Quan điểm của chúng tôi khi phục dựng lễ hội phải làm lễ hội như một sự kiện, phải thu hút được đông đảo người dân tham gia, đặc biệt là giới trẻ. Phần đương đại là cần thiết để thu hút giới trẻ.

Buổi trình chiếu đầu tiên nhận được đa số sự ủng hộ của người dân bởi theo họ, đây là điều mà họ chưa từng được thấy từ lễ hội. Tuy nhiên, số đông cũng chỉ nói rằng vì nó lạ, thấy ánh sáng như vậy họ thích thú chứ kỳ thực 3 chương trình chiếu, họ cũng không hiểu lắm nội dung ý nghĩa mà tác giả truyền tải.

Được biết, trước đây lễ hội này vẫn diễn ra ở quy mô xã Bình Minh thuộc huyện Thanh Oai với các nghi thức truyền thống như lễ cúng bò, lễ rước mã, lễ rước thần hay phục dựng cây bông truyền thống. Tuy nhiên, đến ngày 5/4 tới đây, lễ hội đền thờ Thánh tổ Lạc Long Quân sẽ đón nhận bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia nên lễ hội năm nay mới được bổ sung thêm bữa tiệc ánh sáng để "nâng cấp cho xứng tầm", theo lời của ông Nguyễn Huy Diệp, Phó Chủ tịch huyện Thanh Oai, Hà Nội tại cuộc họp báo công bố về lễ hội.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai là vùng đất cổ, có bề dày lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm. Tương truyền rằng: Lạc Long Quân cùng bà Âu Cơ kết duyên sinh ra được bọc trứng, nở thành 100 người con, khi trưởng thành 50 người con theo mẹ lên rừng, 50 người con theo cha xuống biển để mở đất, cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm lấn biển, mở mang bờ cõi.

Tương truyền, Ngài mất tại Bình Đà và mộ của Ngài được đặt tại Ba Gò (hay còn gọi là gò Tam Thai). Từ xã xưa, nhân dân nơi đây đã lập đền để thờ tự Ngài tại Bình Đà - Đền Thờ Thánh tổ Lạc Long Quân.

T.Lê