"Thơ trên những dặm dài" - một cái tên không mới, không cũ. Không gây ấn tượng theo cách dùng con chữ câu view, nó rất dễ khuất lấp giữa hàng trăm tập thơ xuất hiện mỗi ngày. Trong xu thế ma két tinh được vận dụng tối đa cho mọi sự xuất hiện thì Trịnh Ngọc Dự lại chọn cách "hữu xạ tự nhiên hương" - nghĩa là không tô son trát phấn cho đứa con tinh thần của mình, cứ để tự nó "bươn chải" tự thăng hoa, hoặc chết yểu, hoặc "sống khoẻ", sống hữu ích trong đời sống thi ca có phần xô bồ hôm nay.

{keywords}
Người đọc sẽ cảm nhận được ký ức một thời lửa đạn trong ‘Thơ trên những dặm dài’.

Ông thật có lý khi cho rằng, với một bài thơ, một tập thơ hay một cuốn truyện ra đời đều có một đời sống riêng, một con đường đi riêng đến với bạn đọc, nó hoàn toàn không phụ thuộc và bị chi phối bởi người "sinh" ra nó. Bạn đọc, công chúng là người quyết định vận mệnh của nó. Và như vậy, nội dung chứ không phải cái tên làm nên sức sống tác phẩm.

‘Thơ trên những dặm dài’ là tập thơ thứ 6 của Trịnh Ngọc Dự, gồm 57 bài thơ và một Trường ca, ôm trọn quãng thời gian 47 năm. Tác giả không đề tuyển, nhưng đây là những bài thơ tâm đắc của ông. Một hành trình thơ gần nửa thế kỷ, để rồi chọn ra 57 bài và một trường ca (được tặng giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải), xem ra Trịnh Ngọc Dự là người không dễ dãi trong thẩm định thơ. Việc ông không đề tuyển, chọn, cũng là cách làm khác người, bởi nội dung cuốn sách sẽ gửi tới người đọc những bức thông điệp của tác giả.      

Tập ‘Thơ trên những dặm dài’ có hai mảng chủ đề chính: Thơ viết về những con người hiến dâng tuổi trẻ của mình cho sự sống những con đường trong cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt của máy bay Mỹ trên miền Bắc và tình cảm, tình yêu đối với người thân, bạn bè đồng nghiệp trong nổi trôi thế thái nhân tình.

Ai đã từng đi qua Quảng Bình, Hà Tĩnh tháng năm chiến tranh, mới thấu hiểu gian truân, nguy hiểm của những người thợ cầu đường và sẵn lòng đồng cảm với Trịnh Ngọc Dự qua những vần thơ viết về họ. Ký ức một thời lửa đạn không bao giờ phai mờ trong ta, đặc biệt khi được Trịnh Ngọc Dự tái hiện.

{keywords}
Trịnh Ngọc Dự là người không dễ dãi trong thẩm định thơ.

Tiếng hát át tiếng bom, câu nói ấy một thời được coi như mệnh lệnh thiêng liêng, một khẳng định quyết tâm của những chàng trai, cô gái Thanh niên xung phong ngày đêm bám đường, đảm bảo thông tuyến cho những chuyến xe đi tiền phương. Với người thợ cầu đường, có gian khổ hiểm nguy nào cản được bước chân họ. Bằng những nét chấm phá,Trịnh Ngọc Dự đã khắc hoạ hình ảnh họ thật khí phách, ngang tàng và cũng đáng ngưỡng mộ.

Những cua chữ A, ngầm thác đổ, hay dốc O Hà, đèo Nước Mắt...tôi đã từng qua. Quả thực, không giấy bút nào tả hết sự khốc liệt những nơi ấy. Trên đường hành quân tôi chỉ qua một lần mà thấy ám ảnh mãi, nhưng những người thợ cầu đường, những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong thì ngày đêm có mặt nơi đó. Họ thi gan với bom đạn địch. Và sự hy sinh là không tránh khỏi. Khi viết về những mất mát đau thương này, ngôn từ thơ của Trịnh Ngọc Dự hết sức giản dị chân thực, nhưng không mất đi sự trân trọng, xúc động.

Ta như đang đọc những trang nhật ký của một đơn vị bám tuyến, mà người ghi chép là kỹ sư cầu đường Trịnh Ngọc Dự. Ở đây, cái tình đã trùm lên tất cả. Không gian, thời gian và cả  lý trí dường như đã nhường chỗ cho tình cảm đồng đội cao cả. Từ thẳm sâu quá khứ, những tiếng gọi bạn, " Thường ơi, Châu ơi..." như đang vọng về, rồi nữa, những ngón tay tứa máu, những giọt nước mắt tiếc thương trong thoáng chốc hiện ra trước mắt chúng ta như ngầm bảo, xin hãy trân quí và đừng bao giờ quay lưng lại với quá khứ hào hùng của dân tộc.

Thơ trên những dặm dài là thơ những con đường. Con đường trong chiến tranh, con đường trong hoà bình, con đường của khổ đau, hạnh phúc..

Thơ trên những dặm dài là tập thơ dễ đọc, dễ cảm, bởi tác giả không "làm xiếc" câu chữ hay "đánh đố" người đọc bằng cấu tứ khúc khuỷu mà chú tâm vào nội dung, lấy nội dung làm "giá đỡ" cho hình thức.

 Lê Văn Vọng

Nhiều văn nghệ sĩ háo danh, hợm hĩnh đến không biết ngượng

Nhiều văn nghệ sĩ háo danh, hợm hĩnh đến không biết ngượng

Háo danh cũng là một bản tính của con người, tùy điều kiện và môi trường mà nó phát lộ hay không, phát lộ nhiều hay ít.