Kế hoạch phát triển một lá chắn tên lửa ở châu Á của Mỹ đã khiến Bắc Kinh hốt
hoảng.
Mỹ khống chế con hổ Trung Quốc
Quân đội Trung Quốc đã tỏ ra lo ngại rằng kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ có thể làm mất ổn định sự cân bằng quân sự tại lục địa này.
Tháng 3 vừa qua, Lầu Năm Góc tiết lộ kế hoạch triển khai các phần của hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo toàn cầu tại châu Á và Trung Đông. Một hệ thống như vậy sẽ bao gồm triển khai tên lửa đánh chặn có thể phóng từ tàu và trên đất liền tại các vùng lãnh thổ ở phía tây của Mỹ.
Để duy trì năng lực ngăn chặn đáng tin, Trung Quốc có thể phải hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân ở mức tương ứng với thực tế chiến tranh hiện đại.
"Nó làm xói mòn sự ổn định chiến lược", Thiếu tướng Zhu Chenghu thuộc trường đại học quốc phòng Trung Quốc nhận xét. Vị tướng này nổi tiếng trên thế giới vào năm 2005 khi tuyên bố Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Mỹ can thiệp quân sự vào cuộc xung đột giữa Trung Quốc với Đài Loan.
Hiện, tướng Zhu lại tuyên bố: "Bắc Kinh phải tăng cường khả năng tồn tại, xâm nhập...nếu không sẽ rất khó để duy trì sự đáng tin của lá chắn hạt nhân".
Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có khoảng 130-195 tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Ước tính rải rác này cho thấy, dữ liệu tình báo Mỹ về kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc còn lâu mới chính xác. Cho tới giờ, quân đội Trung Quốc vẫn không nêu cụ thể sẽ hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân như thế nào để chống lại lá chắn hạt nhân trong tương lai của Mỹ ở trong vùng.
Năng lực Trung Quốc đến mức nào?
Dù Trung Quốc được coi là có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, năng lực tài
chính của nước này so với Mỹ có lẽ còn lâu mới sánh được.
Hàng tỷ đôla từ ngân sách Trung Quốc được chi cho các nhu cầu quân sự. Và bất chấp những thành công kinh tế, khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc vẫn gây ngạc nhiên.
Chỉ tính riêng năm ngoái, số lượng người nghèo ở Trung Quốc đã cán mốc 250.000. Tuy nhiên, thay vì giải quyết những vấn đề đói nghèo, Bắc Kinh đã bỏ tiền mua nhiều vũ khí mới và đầu tư hàng tỷ USD vào việc tự sản xuất vũ khí.
Ngân sách vũ khi của Trung Quốc hiện lớn thứ hai thế giới với mức 106 tỷ USD, nhà báo quốc tế Dr. Conn Hallinan giải thích. "Đó là con số chi tiêu khổng lồ vào thời điểm nếu có một sự chuyển hướng thì nó sẽ tạo nên một tác động thực sự với tình trạng đói nghèo. Ngoài ra, nó cũng diễn ra vào thời điểm mà kinh tế trì trệ đang diễn ra tại châu Á".
Chính sách quay lại châu Á của Mỹ
Ấn Độ cũng tương tự như vậy, năm ngoái nước này là quốc gia nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, gồm cả khoản chi cho các máy bay chiến đấu của Pháp với giá trị 20 tỷ USD.
Đó là lý do tại sao Washington có chính sách quay lại châu Á - từ bán vũ khí
tới tổ chức tập trận chung ở khu vực - khiến một số nước châu Á, đặc biệt là
Trung Quốc thấy phiền muộn.
Renato Reyes, một nhà hoạt động chính trị, lãnh đạo Liên minh Bayan ở Manila,
Philippines cho hay: "Mỹ muốn thống trị hoàn toàn trong vùng. Nước này muốn thể
hiện sức mạnh quân sự với tất cả những bên liên quan, đặc biệt là Trung Quốc. Mỹ
có thể không đối đầu trực tiếp với Trung Quốc vào thời điểm này nhưng Mỹ muốn
kiềm chế Trung Quốc, muốn bao vây Trung Quốc và buộc phải lụy vào Mỹ".
Tình huống trên tương tự với những gì từng có thời Chiến tranh Lạnh. Nhiều chuyên gia hiện vẫn dám chắc rằng một cuộc chạy đua vũ trang lớn vào những năm 1960 giữa Mỹ và Liên Xô chính là mẹo phá hoại kinh tế Liên Xô.
"Khi nó ngày càng trở thành một cuộc chạy đua kinh tế, nó sẽ tiếp tục trở thành cuộc chạy đua vũ trang, từng làm suy yếu Liên Xô. Đó là một cuộc chơi ngu ngốc và nó vẫn kéo dài kể từ những năm 1950, và không may, Nga đã trở thành nạn nhân và tôi cho rằng Trung Quốc cũng sẽ trở thành nạn nhân", nhà cựu ngoại giao người Australia là Gregory Clark nói.
Tuy nhiên, vẫn còn phải quan sát liệu những ông lớn châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc còn tiếp tục phát triển quân sự mà không đếm xỉa tới sự bất ổn về chính trị và xã hội không.
- Hoài Linh (Theo RT)