HTML clipboard

 – Với chi phí khá cao, thời gian lưu trữ dài, chuyện lưu trữ máu cuống rốn để dự phòng điều trị các bệnh hiểm nghèo hiện là lựa chọn của những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả. Trong những năm gần đây, xu hướng này ngày một gia tăng.

Chi phí cao


Ông Trần Ngọc Quế, Phó Giám đốc Trung tâm tế bào gốc – Viện Huyết học truyền máu Trung ương – cho biết tại bệnh viện này, chi phí để lưu máu cuống rốn trong ngân hàng tế bào gốc là khoảng 25 triệu đồng/mẫu trong năm đầu tiên. Những năm sau đó, chi phí lưu trữ trung bình khoảng 2,2 triệu đồng/mẫu và việc lưu trữ sẽ kéo dài trong suốt 18 năm.

{keywords}
Việc lấy máu cuống rốn chỉ được giới hạn trong 10 phút đầu tiên kể từ lúc em bé chào đời (Ảnh minh họa: C.Q


Tuy nhiên, để có thể có một mẫu lưu trữ đảm bảo các quy định hiện hành thì người bệnh phải trải qua một quá trình kiểm tra, sàng lọc với rất nhiều các xét nghiệm, phân tích.

HTML clipboard

Tế bào gốc từ máu cuống rốn qua công nghệ xử lý sẽ tạo ra các tế bào máu, tế bào mỡ, tế bào cơ tim, tế bào thần kinh, tế bào tụy, tế bào gan, có khả năng chữa trị cho nhiều bệnh tật; đặc biệt là nhiều loại bệnh hiếm gặp, ác tính có thể được điều trị bằng tế bào gốc.

Việc lưu trữ máu cuống rốn không chỉ nhằm bảo đảm trong tương lai nếu bé (chủ nhân dây rốn) không may bị bệnh cần dùng tế bào gốc để chữa trị thì có thể có để chữa trị ngay; máu cuống rốn được lưu trữ sẵn này còn có thể dùng để chữa trị cho cả người thân của trẻ. Do đó, máu cuống rốn trở thành một loại thuốc quý cần lưu giữ để dự phòng về sau.

Theo ông Quế, quy trình lưu trữ máu cuống rốn trải qua rất nhiều công đoạn và khá phức tạp về mặt kỹ thuật.

Người nào có nhu cầu lưu trữ máu cuống rốn cho con phải đến đăng ký, kiểm tra 1 số bệnh (nếu người mẹ mắc một số bệnh như di truyền, nhiễm virus, … thì không thể lưu trữ). Bệnh viện cũng phải điều tra và làm 1 số xét nghiệm của người mẹ, nếu đủ điều kiện thì mới đăng ký và nộp chi phí ban đầu.

Khi sản phụ chuẩn bị sinh sẽ có người hướng dẫn tận nơi. Khi tách em bé ra khỏi bánh rau thì có 2 phương pháp lấy máu cuống rốn.

Phương pháp thứ nhất là khi bánh rau chưa xổ ra khỏi tử cung, máu được lấy luôn từ dây rốn. Phương pháp thứ 2 là sau xổ rau, cán bộ y tế sẽ treo bánh rau lên và lấy máu. Việc này chỉ được phép tiến hành trong vòng 10 phút đầu tiên kể từ khi xổ rau ra bởi nếu không máu sẽ bị đông, không còn tác dụng nữa.

“Lấy máu về rồi chúng tôi phải xử lý, làm các xét nghiệm xem có nhiễm trùng không, có mắc bệnh gì không, đặc biệt là những bệnh về nhiễm sắc tố. Nếu bị bệnh này sẽ phải hủy mẫu máu đó”, ông Quế cho biết.

Hiện nay, ngân hàng tế bào gốc tại Viện Huyết học truyền máu Trung ương đã được lập nhưng việc lưu trữ máu cuống rốn như trên vẫn chủ yếu ở dạng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của những gia đình có điều kiện kinh tế.

“Muốn ứng dụng được tế bào gốc từ máu dây rốn trong cộng đồng thì phải có chương trình quốc gia vì chi phí rất đắt. Việc thu thập hay lưu trữ, bảo quản chỉ là một phần thôi, phần xử lý ban đầu và xét nghiệm (HLA) rất tốn kém. Lấy máu về rồi phải phân lập ra tế bài gốc, khối lượng nitơ phải dùng lớn, giá thành cao. Hiện nay ngân hàng đang lưu trữ khoảng gần 50 mẫu ở dạng dịch vụ”, ông Quế cho hay.

Tế bào gốc: Ứng dụng rộng rãi

Theo ông Quế, các mẫu này sẽ được lưu trữ trong 18 năm. Hiện nay, việc điều trị các bệnh nan y bằng tế bào gốc đang có xu hướng phát triển mạnh và mang lại những hiệu quả khả quan.

{keywords}
Bệnh nhân chờ ghép tế bào gốc tại Viện huyết học truyền máu TW (Ảnh: Viện HH truyền máu TW)


Bác sỹ Võ Thị Thanh Bình, trưởng khoa Ghép Tế bào gốc Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết có hai phương pháp ghép tế bào gốc để điều trị các bệnh nguy hiểm.

Đầu tiên là phương pháp ứng dụng tế bào gốc tự thân. Với phương pháp này, tế bào gốc được lấy từ chính bệnh nhân, sau khi truyền hóa chất cho bệnh nhân thì các bác sỹ sẽ dùng chính tế bào gốc đó để truyền lại cho người bệnh. Với những người đã truyền hóa chất liều cao để tiêu diệt tối ưu tế bào ung thư thì bệnh viện đang áp dụng cho một số bệnh nhân thuộc nhóm bệnh như ung thư tủy xương, ulympho.

Phương pháp thứ hai là ghép đồng loại: Sử dụng tế bào gốc từ nhiều nguồn, có thể từ máu cuống rốn, tủy xương, có thể là từ anh chị em ruột cùng huyết thống hoặc từ những người không cùng huyết thống thì để ghép cho bệnh nhân.

Tại Viện Huyết học truyền máu Trung ương, việc ghép tế bào gốc từ nguồn máu ngoại vi từ anh chị em ruột cùng huyết thống và truyền trả lại cho bệnh nhân, ứng dụng cho 1 số nhóm bệnh huyết học lành tính như suy tủy xương, 1 số bệnh trong nhóm ác tính như rối loạn sinh tủy, …

“Hiệu quả chữa bệnh đối với phương pháp ghép tự thân là 70%, phương pháp ghép đồng loại là 60-70%. Về mặt kỹ thuật thì ghép đồng loại cần tìm nguồn người cho phù hợp về gen, HLA. Xác suất phù hợp từ anh chị em ruột chỉ từ 25-30%”, bác sỹ Bình nói.

Theo bác sỹ Bình, tại Việt Nam chưa làm được kỹ thuật ghép tế bào gốc từ người cho không cùng huyết thống. Bệnh nhi có thể ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn, còn ở nhóm người lớn thì máu cuống rốn không đủ để thực hiện.

Bệnh nhân có thể trở về cuộc sống bình thường

Theo thống kê, từ năm 2006 Viện Huyết học truyền máu Trung ương bắt đầu ghép tế bào gốc tự thân, đến nay (5/2013) có 48 ca ghép tự thân và 25 ca ghép đồng loại từ 2008 đến nay.

Ngoài 60-70% thành công, 30-40% còn lại có thể tử vong do liên quan đến biến chứng sau ghép, có thể ghép nhưng không đạt được. Tuy nhiên, có những nhóm bệnh nếu không ghép thì không có cách nào khác, như bệnh suy tủy xương chẳng hạn, bệnh nhân suốt ngày phải ra vào truyền máu truyền tiểu cầu, cuộc sống phụ thuộc vào bệnh viện.

“Nhưng nếu ghép thành công, đến 70% như tôi đã nói ở trên, thì coi như được trở về cuộc sống bình thường. Có bệnh nhân ghép như thế hơn 2 năm nay giờ họ có vợ có con rồi, hoàn toàn bình thường, ổn định, tất nhiên có tái khám”, bác sỹ Bình nói.

Cẩm Quyên