- Từ đầu dây bên kia, kẻ lạ tự xưng là cơ quan điều tra về ma túy, yêu cầu nạn nhân phải nộp tiền bảo lãnh. 

Ngày 4/9, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50), Công an Hà Nội cho biết đang truy tìm nhóm lừa đảo qua điện thoại.

Trước đó, bà L., một tiểu thương ở quận Hoàn Kiếm đến công an trình báo về việc, bà nhận được cuộc gọi từ số điện thoại cố định.

Ở đầu dây bên kia, giọng một phụ nữ thông báo: “Quý khách vui lòng thanh toán tiền cước, nếu không số điện thoại sẽ bị khóa sau 2 giờ. Để nghe lại, bấm phím 9, để được trợ giúp bấm phím 0”.

{keywords}

Một cán bộ điều tra, PC50, Công an Hà Nội khuyến cáo, người dân cần cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo nêu trên. Thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Nội, nhiều người đã “sập bẫy” nhóm lừa đảo kiểu này.

Bà L. làm theo chỉ dẫn, bấm phím trợ giúp. Ở đầu dây bên kia có giọng phụ nữ nói giọng miền Nam, yêu cầu bà L. cung cấp số chứng minh thư nhân dân.

Sau ít phút đối chiếu, đầu dây bên kia thông báo, chứng minh nhân dân của bà L. đã được đăng ký để sử dụng một thuê bao điện thoại có mã vùng ở TP.HCM và đang nợ gần 9 triệu đồng tiền cước.

Qua điện thoại, khi bà L. cho biết, bà đã từng bị mất chứng minh thư, người phụ nữ đầu dây bên kia cho rằng, có thể kẻ gian đã sử dụng giấy tờ tùy thân của bà để phạm pháp, đồng thời nối máy cho bà L. nói chuyện với cơ quan công an.

Tiếp đó, bà L. được nói chuyện với một người đàn ông tự xưng là cảnh sát phòng chống ma túy, Công an TP HCM. Người này yêu cầu bà L. cung cấp số chứng minh nhân dân để kiểm tra trên hệ thống.

Trong lúc cầm điện thoại chờ trả lời, bà L. nghe một giọng khác nói qua bộ đàm với nội dung: “Người có chứng minh nhân dân liên quan đến đường dây ma túy xuyên quốc gia và tên cầm đầu buôn ma túy đã khai nhận, còn đồng bọn đang tìm người có chứng minh thư này để trả thù...".

Đang hốt hoảng vì nghe được thông tin trên, bà L. được người tự xưng là cán bộ cảnh sát phòng chống ma túy yêu cầu phải bay vào TP HCM, nếu không sẽ bắt giữ. Sau đó, người này tiếp tục thông báo, bà L. phải nộp 500 triệu đồng để bảo lãnh vì không bà không thể bay vào TP.HCM được.

Hoảng sợ, bà L. đã chuyển vào tài khoản cho nhóm lừa đảo số tiền mà chúng yêu cầu.

Theo thông báo của kẻ mạo nhận cảnh sát, nếu kết quả điều tra xác định bà L. không liên quan đến đường dây ma túy thì số tiền sẽ được hoàn trả. Tên này còn cho bà L. 'số điện thoại cơ quan' để xác minh.

Một cán bộ điều tra, PC50, Công an Hà Nội khuyến cáo, người dân cần cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo nêu trên. Thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Nội, nhiều người đã “sập bẫy” nhóm lừa đảo kiểu này.

Trước đó, như VietNamNet cũng đã đưa về vụ việc tương tự, nạn nhân là ông Đ., 70 tuổi, cán bộ hưu trí ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đến công an trình báo sự việc: Khoảng 9h ngày 23/6, khi đang ở nhà một mình, ông Đ. nhận được điện thoại gọi vào số cố định.

Đầu dây bên kia, giọng phụ nữ giới thiệu là nhân viên VNPT, thông báo cước điện thoại tháng 6 của gia đình ông sử dụng là 8.930.000 đồng. Giật mình vì số tiền cước điện quá lớn, khi ông Đ. thắc mắc thì đầu dây bên kia hướng dẫn ông bấm thêm phím số “9” để kết nối tới cơ quan công an hòng làm rõ sự việc.

Làm theo hướng dẫn, đầu dây bên kia là một nam giới nói giọng miền Nam, yêu cầu ông Đ. cung cấp số điện thoại di động. Khi số máy của người đàn ông kia gọi đến, trên màn hình điện thoại của ông Đ. hiển thị số gọi đến là (+83) 92311xx.

Người đàn ông tiếp tục hướng dẫn ông Đ. kiểm tra số điện thoại 083.92311xx qua tổng đài 1080 để biết mình đang làm việc với cơ quan công an. Ông Đ. gọi 1080 kiểm tra, được trả lời số máy 083.92311xx là của một đơn vị Công an tại TP Hồ Chí Minh nên đã vội tin đầu dây bên kia là một cán bộ công an.

Tiếp đó, ông Đ. được chuyển điện thoại để nói chuyện với một người tự xưng là điều tra viên của “Đội điều tra ma túy” đang điều tra một đường dây ma túy xuyên quốc gia. Kẻ cầm đầu đường dây ma túy này đã sử dụng một số tài khoản tại ngân hàng vào các phi vụ mua bán hàng trăm bánh heroin, nên cơ quan công an cần làm rõ những người liên quan. Và trong số những người liên quan đó có ông Đ.

Nghe đến đây, ông Đ. phát hoảng và cố gắng làm mọi điều theo chỉ dẫn để chứng minh mình vô can. Trong suốt quá trình liên lạc qua điện thoại với “cán bộ điều tra”, ông Đ. đã tuân thủ mọi yêu cầu. Khi hoàn tất việc chuyển tiền, ông Đ. mới giật mình biết mình bị lừa. Cố gọi lại số máy có đầu (+83), ông Đ. đã không thể liên lạc được.

T.Nhung