- Ngày mai, lãnh đạo Công an TP.HCM trả lời chất vấn của HĐND TP về tình hình trật tự an
toàn xã hội và tai nạn giao thông, với sự chia lửa của đại diện Sở GTVT.
Theo Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm, trả lời chất vấn tại hội trường, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường sẽ trả lời vấn đề ô nhiễm môi trường xung quanh các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung và các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường xen cài trong các khu dân cư. Các đơn vị phối hợp trả lời là Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công thương, UBND quận 12, quận Tân Phú và huyện Củ Chi.
UBND TP và lãnh đạo các quận, huyện liên quan sẽ trả lời về tình hình triển khai một số dự án (đã thuận địa điểm, được duyệt quy hoạch, có quyết định thu hồi và giao đất) nhưng thời gian thực hiện kéo dài hoặc chưa thực hiện gây ảnh hưởng tới đời sống người dân trong dự án.
Lãnh đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư cũng sẽ trả lời chất vấn về tình hình thực hiện các dự án chuyển tiếp trong lĩnh vực y tế và giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách. Phối hợp trả lời là Sở Y tế, Sở Giáo dục - Đào tạo, Kho bạc Nhà nước TP.
Lãnh đạo Công an TP sẽ trả lời về tình hình trật tự an toàn xã hội và tai nạn giao thông, giải pháp kéo giảm 10% tai nạn giao thông so với năm 2011. Chia lửa sẽ có Sở Giao thông - Vận tải, Thường trực Ban An toàn giao thông TP, UBND các quận, huyện.
'Nóng' tên hầm Thủ Thiêm
Sáng 7/12, phần thảo luận tại hội trường HĐND TP.HCM “nóng” nhất là các ý kiến khác nhau xung quanh việc có nên đặt tên hầm vượt sông Sài Gòn thay cho tên hầm Thủ Thiêm hay không.
Giải thích về tờ trình đặt tên đường hầm vượt sông Sài Gòn, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Trần Quang Phượng cho rằng dự án Đại lộ Đông Tây gồm 3 hạng mục: phần đường phía tây sông Sài Gòn (từ Bình Chánh đến quận 1) đã đặt tên Võ Văn Kiệt; đường phía Đông Sài Gòn (phía quận 2 - hiện đang nghiên cứu đặt tên đường); và phần hầm vừa thi công xong, cần được đặt tên cho phù hợp.
Ông Phượng cho biết, có 3 phương án đặt tên: có thể đặt tên là hầm hữu nghị Việt - Nhật; hầm Thủ Thiêm hoặc đường hầm sông Sài Gòn. Tuy nhiên qua thảo khảo nhiều ý kiến và bàn kỹ, UBND TP đã quyết định chọn phương án đặt tên là Đường hầm vượt sông Sài Gòn trình HĐND TP xem xét thông qua.
Ông nói: “Về mặt lịch sử, 300 năm qua, TP.HCM phát triển gắn với hệ thống kênh rạch, đặc biệt là sông Sài Gòn, theo quy hoạch TP phát triển mạnh theo hai bờ đông và tây sông Sài Gòn, chúng tôi thấy rằng tên đường hầm vượt sông là hợp lý vì vừa thể hiện quá khứ, vừa có tính định hướng tương lai. Mặt khác, trong định hướng phát triển, tương lai TP.HCM sẽ không còn đường hầm bộ nào xuyên sông Sài Gòn nữa nên không có khả năng trùng tên”.
Phản ứng trước thông tin này, đại biểu Trần Minh Thiện “vặn” lại: “Xin hỏi, cơ sở nào để giám đốc nói chỉ có một đường hầm duy nhất vượt sông Sài Gòn. Với trình độ hiện nay thì tôi không nói, nhưng tương lai 50 hay 70 năm sau, TP.HCM phát triển thêm nhiều đường hầm khác nữa thì sao? Lúc đó đặt tên sẽ rất phiền phức. Theo tôi nên đặt theo tên riêng, gắn với khu Thủ Thiêm. Riêng cái tên hầm vượt sông Sài Gòn nghe ra không “bền vững”.
Đồng tình với ông Thiện, đại biểu Nguyễn Thị Việt Tú cho rằng nên giữ lại tên đường hầm Thủ Thiêm như cách gọi hiện nay.
“Tên hầm Thủ Thiêm vừa mang tính biểu tượng tinh thần, vừa thể hiện tình cảm của người dân TP.HCM với công trình thế kỷ này” - bà Tú nói.
Phát biểu với tư cách cá nhân, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng: “Đặt tên đường hầm vượt sông Sài Gòn, gắn với con sông Sài Gòn, có gì đó rất đặc trưng với địa danh TP.HCM. Đó là chưa nói sông Sài Gòn là nơi chứng kiến sự đấu tranh kiên cường của người dân TP, sự phát triển của TP chúng ta. Vậy một công trình tầm cỡ, gắn với niềm tự hào của người dân TP, nếu chúng ta đặt gắn với dòng sông Sài Gòn, tôi nghĩ là hợp lý hơn với phương án khác”.
Dự kiến, trong buổi chiều, ngoài việc thông qua nghị quyết đặt tên hầm Thủ Thiêm, HĐND TP sẽ xem xét thông qua một loạt nghị quyết: bảng giá đất năm 2012, phí và lệ phí trước bạ đối với ô tô dưới 10 chỗ ngồi, thu phí khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn...
Thái Thiện
Theo Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm, trả lời chất vấn tại hội trường, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường sẽ trả lời vấn đề ô nhiễm môi trường xung quanh các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung và các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường xen cài trong các khu dân cư. Các đơn vị phối hợp trả lời là Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công thương, UBND quận 12, quận Tân Phú và huyện Củ Chi.
UBND TP và lãnh đạo các quận, huyện liên quan sẽ trả lời về tình hình triển khai một số dự án (đã thuận địa điểm, được duyệt quy hoạch, có quyết định thu hồi và giao đất) nhưng thời gian thực hiện kéo dài hoặc chưa thực hiện gây ảnh hưởng tới đời sống người dân trong dự án.
Lãnh đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư cũng sẽ trả lời chất vấn về tình hình thực hiện các dự án chuyển tiếp trong lĩnh vực y tế và giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách. Phối hợp trả lời là Sở Y tế, Sở Giáo dục - Đào tạo, Kho bạc Nhà nước TP.
Lãnh đạo Công an TP sẽ trả lời về tình hình trật tự an toàn xã hội và tai nạn giao thông, giải pháp kéo giảm 10% tai nạn giao thông so với năm 2011. Chia lửa sẽ có Sở Giao thông - Vận tải, Thường trực Ban An toàn giao thông TP, UBND các quận, huyện.
'Nóng' tên hầm Thủ Thiêm
Sáng 7/12, phần thảo luận tại hội trường HĐND TP.HCM “nóng” nhất là các ý kiến khác nhau xung quanh việc có nên đặt tên hầm vượt sông Sài Gòn thay cho tên hầm Thủ Thiêm hay không.
Giải thích về tờ trình đặt tên đường hầm vượt sông Sài Gòn, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Trần Quang Phượng cho rằng dự án Đại lộ Đông Tây gồm 3 hạng mục: phần đường phía tây sông Sài Gòn (từ Bình Chánh đến quận 1) đã đặt tên Võ Văn Kiệt; đường phía Đông Sài Gòn (phía quận 2 - hiện đang nghiên cứu đặt tên đường); và phần hầm vừa thi công xong, cần được đặt tên cho phù hợp.
Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Trần Quang Phượng |
Ông Phượng cho biết, có 3 phương án đặt tên: có thể đặt tên là hầm hữu nghị Việt - Nhật; hầm Thủ Thiêm hoặc đường hầm sông Sài Gòn. Tuy nhiên qua thảo khảo nhiều ý kiến và bàn kỹ, UBND TP đã quyết định chọn phương án đặt tên là Đường hầm vượt sông Sài Gòn trình HĐND TP xem xét thông qua.
Ông nói: “Về mặt lịch sử, 300 năm qua, TP.HCM phát triển gắn với hệ thống kênh rạch, đặc biệt là sông Sài Gòn, theo quy hoạch TP phát triển mạnh theo hai bờ đông và tây sông Sài Gòn, chúng tôi thấy rằng tên đường hầm vượt sông là hợp lý vì vừa thể hiện quá khứ, vừa có tính định hướng tương lai. Mặt khác, trong định hướng phát triển, tương lai TP.HCM sẽ không còn đường hầm bộ nào xuyên sông Sài Gòn nữa nên không có khả năng trùng tên”.
Phản ứng trước thông tin này, đại biểu Trần Minh Thiện “vặn” lại: “Xin hỏi, cơ sở nào để giám đốc nói chỉ có một đường hầm duy nhất vượt sông Sài Gòn. Với trình độ hiện nay thì tôi không nói, nhưng tương lai 50 hay 70 năm sau, TP.HCM phát triển thêm nhiều đường hầm khác nữa thì sao? Lúc đó đặt tên sẽ rất phiền phức. Theo tôi nên đặt theo tên riêng, gắn với khu Thủ Thiêm. Riêng cái tên hầm vượt sông Sài Gòn nghe ra không “bền vững”.
Đồng tình với ông Thiện, đại biểu Nguyễn Thị Việt Tú cho rằng nên giữ lại tên đường hầm Thủ Thiêm như cách gọi hiện nay.
“Tên hầm Thủ Thiêm vừa mang tính biểu tượng tinh thần, vừa thể hiện tình cảm của người dân TP.HCM với công trình thế kỷ này” - bà Tú nói.
Phát biểu với tư cách cá nhân, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng: “Đặt tên đường hầm vượt sông Sài Gòn, gắn với con sông Sài Gòn, có gì đó rất đặc trưng với địa danh TP.HCM. Đó là chưa nói sông Sài Gòn là nơi chứng kiến sự đấu tranh kiên cường của người dân TP, sự phát triển của TP chúng ta. Vậy một công trình tầm cỡ, gắn với niềm tự hào của người dân TP, nếu chúng ta đặt gắn với dòng sông Sài Gòn, tôi nghĩ là hợp lý hơn với phương án khác”.
Dự kiến, trong buổi chiều, ngoài việc thông qua nghị quyết đặt tên hầm Thủ Thiêm, HĐND TP sẽ xem xét thông qua một loạt nghị quyết: bảng giá đất năm 2012, phí và lệ phí trước bạ đối với ô tô dưới 10 chỗ ngồi, thu phí khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn...
Thái Thiện