Ở Hà Nội, có lẽ không đồ uống nào phổ thông như trà đá, nhân trần
và cũng không có loại đồ uống nào lại rẻ hơn loại hình giải khát này. Ngồi quán
trà đá đã thành thói quen của người dân Thủ đô. Nhưng phần nhiều loại đồ uống
này được làm ra từ công nghệ… siêu bẩn.
Nước bẩn, trà "rởm"
Có lẽ vì rẻ và phổ biến mà đi kèm đó là sự tuỳ tiện và vô trách nhiệm của người bán trà đá. Những ly trà đá được bán cho khách với vẻ ngoài sạch sẽ nhưng sự thực mất vệ sinh đến cỡ nào thì chỉ có trực tiếp đi pha trà đá mới biết được cái sự bẩn kinh hoàng ấy.
Tại một quán cóc trên đường Tôn Thất Tùng, ngay sát sân bóng ĐH Y Hà Nội, chúng tôi được chứng kiến công nghệ làm nhân trần siêu mất vệ sinh giữa thanh thiên bạch nhật. Quán nước này chủ yếu phục vụ khách đá bóng. Với 10 sân bóng hoạt động từ sáng đến tối thì đó thực sự là nguồn cung cấp nước giải khát không thể thiếu, nhất là mùa nắng nóng này.
Nước nhân trần ở đây được bán từng xô, xách đi xách lại khắp các sân kèm bụi bẩn. Sử dụng xong, người ta cũng không cần rửa, xếp thành chồng cao. Hễ có người gọi nước, ngay lập tức nhân viên phục vụ nhấc một xô ra, rồi múc trực tiếp từ những chậu lớn đã được pha sẵn nước và xách ra cho khách. Có những xô nước bám đất bẩn lem nhem nhưng vẫn được các nhân viên phục vụ ở đây coi như không vấn đề gì, chưa nói đến việc người ta để qua đêm mặc cho chuột, gián bò vào. Chưa hết, bên cạnh những chậu nước pha sẵn này là đống giày cũ cho thuê, mùi hôi nồng nặc bốc lên. Để đuổi ruồi nhặng, thỉnh thoảng lại có người dùng một chiếc sào quấy quấy vào chậu nước. Mỗi ngày, quán này bán được hàng trăm xô nước như vậy.
Ở đa số các quán cóc, mỗi cốc trà đá được pha chế chưa đến 10 giây, là thứ nước tổng hợp từ 2 chai nước khác nhau và kèm theo đá lạnh. Gọi một ly trà đá ở quán nước gần cổng ĐH Công đoàn, bà chủ quán mở nắp chai Coca Cola loại 1,5 lít rót nước trắng vào cốc, thả vài cục đá, rồi mở một chai Coca Cola khác có nước màu vàng được cho là nước trà rót một chút lấy màu. Thế là có một ly trà đá. Bà chủ quán khoe: "Trà Thái Nguyên lấy từ lò hẳn hoi". Còn chai nước trắng kia, bà cam đoan là nước sạch. Thế nhưng...
Nước sạch, chè xịn không lãi?
Cổng trường ĐH Công đoàn là khu vực cấm bán hàng rong nên các chủ quán cóc ở đây thường chỉ mang theo một vài chai nước, hơn chục chiếc cốc nhựa, kèm theo chồng ghế nhỏ để dễ chạy khi gặp công an tuần tra. Vì lý do đó lúc nào hết nước, bà chủ quán nước lại chạy sang ngõ nhỏ đối diện "tiếp tế".
Theo chân bà chủ, trước mắt chúng tôi là một thùng nước to không nhãn mác, cũng không thấy nắp đậy. Bà vô tư sục thẳng vỏ chai Coca Cola và cả nửa cánh tay vào thùng nước để lấy nước. Ở một quán nước trên đường Lê Văn Lương, chúng tôi không khỏi giật mình khi thấy người ta cho khách uống trà đá pha với nước bắt trực tiếp từ một vòi ở nhà vệ sinh.
Ở những quán cóc kiểu này, người ta cũng chỉ cần một xô nước nhỏ để vệ sinh những chiếc cốc sau khi khách uống. Mỗi khi khách đứng dậy trả tiền, chủ quán liền lấy cốc nhúng qua xô nước rồi lại úp vào khay. Một ngày đến hàng chục, có khi đến hàng trăm cái miệng ngậm vào một chiếc cốc nhưng cũng chỉ có từng ấy động tác và cũng chỉ có chừng ấy nước để rửa. Đó là còn chưa kể, chủ quán còn dùng khăn lau bàn để lau cốc chén.
Một chủ quán trà đá quen tại đường Văn Cao đánh bài ngửa: "Mỗi cốc trà đá bán 2.000 đồng. Nếu dùng nước lọc, chè xịn, đá sạch mà pha thì bằng hòa. Lấy đâu tiền mà cứ ngồi phơi mặt cả ngày ngoài trời". Theo chủ quán này, để kiếm lợi nhuận cao, người ta thường dùng chè tươi, chỉ cần 10.000 đồng là có thể dùng bán thoải mái cả ngày. Cũng một số quán dùng chè khô nhưng là loại vụn, giá thành rẻ nhất trên thị trường. Có thông tin một số có mối hàng lấy chè từ Trung Quốc, pha một lần được nhiều nước mà không mất mùi, giá thành lại siêu rẻ.
Nơi tiêu thụ đá cây
Để kiếm lời nhiều hơn từ trà đá, các quán cóc vẫn còn sử dụng đá bảo quản thực phẩm để tiêu thụ. Tại một cơ sở làm đá cây ở Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy), dù đã hơn 12h trưa nhưng ông chủ rất bận rộn chặt đá cho khách. Ông chủ bảo, khách hàng chủ yếu là các quán nhậu, quán cơm, quán nước của cả vùng Dịch Vọng, mua lẻ một vài cây về bán trong ngày.
Chợ Ngã Tư Sở có khá nhiều đại lý bán đá sỉ và lẻ. Họ giữ đá khỏi tan bằng cách vùi vào đống trấu hay phủ lên tấm chăn chiên, vài bao tải dứa cáu bẩn. Mỗi khi có khách mua hàng, người ta đặt cây đá lên bao tải đã trải sẵn dưới nền đất, rồi chặt khúc từng đoạn bán cho khách. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của các loại cây đá này, chúng tôi đều nhận được những cái lắc đầu và câu trả lời: "Ôi giời, đá ở đâu mà chẳng giống nhau!".
Ở ngay cổng chợ Thành Công A, đá cây được chất đống từ mờ sáng, đến trưa người mua lẻ sạch nhẵn, đầu giờ chiều lại được cung cấp một đống khác. Đá được kê trên tấm bạt đã nhàu nát và xung quanh là rác rưởi, ruồi nhặng bẩn thỉu. Trước đây, cơ sở này chủ yếu cung cấp đá bảo quản thực phẩm trong chợ. Mùa hè đến, họ phục vụ luôn đá lạnh cho các quán giải khát. Tất nhiên vẫn là thứ đá cây đó và vẫn được đặt ở chỗ mất vệ sinh như vậy. Không chỉ riêng điểm bán đá ở chợ Thành Công A, mà nhiều điểm bán đá cây khác trong thành phố cũng không đảm bảo vệ sinh, thường là đặt ngay vệ đường và khi đập đá, lấy đá chẳng thấy người ta đi găng tay bao giờ. Và thời tiết nắng nóng, giá đá tăng vọt, các chủ quán nước thường mua đá cây... cho rẻ.
Vẫn biết đá cây là một trong những nguồn lây của dịch tiêu chảy cấp cùng nhiều loại bệnh đường ruột khác, tuy nhiên, vì lợi nhuận, các quán nước vỉa hè vẫn ngang nhiên sử dụng phục vụ khách.
(Theo GiadinhNet)
Nước bẩn, trà "rởm"
Có lẽ vì rẻ và phổ biến mà đi kèm đó là sự tuỳ tiện và vô trách nhiệm của người bán trà đá. Những ly trà đá được bán cho khách với vẻ ngoài sạch sẽ nhưng sự thực mất vệ sinh đến cỡ nào thì chỉ có trực tiếp đi pha trà đá mới biết được cái sự bẩn kinh hoàng ấy.
Khăn lau bàn, được dùng để lau cả cốc. |
Tại một quán cóc trên đường Tôn Thất Tùng, ngay sát sân bóng ĐH Y Hà Nội, chúng tôi được chứng kiến công nghệ làm nhân trần siêu mất vệ sinh giữa thanh thiên bạch nhật. Quán nước này chủ yếu phục vụ khách đá bóng. Với 10 sân bóng hoạt động từ sáng đến tối thì đó thực sự là nguồn cung cấp nước giải khát không thể thiếu, nhất là mùa nắng nóng này.
Nước nhân trần ở đây được bán từng xô, xách đi xách lại khắp các sân kèm bụi bẩn. Sử dụng xong, người ta cũng không cần rửa, xếp thành chồng cao. Hễ có người gọi nước, ngay lập tức nhân viên phục vụ nhấc một xô ra, rồi múc trực tiếp từ những chậu lớn đã được pha sẵn nước và xách ra cho khách. Có những xô nước bám đất bẩn lem nhem nhưng vẫn được các nhân viên phục vụ ở đây coi như không vấn đề gì, chưa nói đến việc người ta để qua đêm mặc cho chuột, gián bò vào. Chưa hết, bên cạnh những chậu nước pha sẵn này là đống giày cũ cho thuê, mùi hôi nồng nặc bốc lên. Để đuổi ruồi nhặng, thỉnh thoảng lại có người dùng một chiếc sào quấy quấy vào chậu nước. Mỗi ngày, quán này bán được hàng trăm xô nước như vậy.
Ở đa số các quán cóc, mỗi cốc trà đá được pha chế chưa đến 10 giây, là thứ nước tổng hợp từ 2 chai nước khác nhau và kèm theo đá lạnh. Gọi một ly trà đá ở quán nước gần cổng ĐH Công đoàn, bà chủ quán mở nắp chai Coca Cola loại 1,5 lít rót nước trắng vào cốc, thả vài cục đá, rồi mở một chai Coca Cola khác có nước màu vàng được cho là nước trà rót một chút lấy màu. Thế là có một ly trà đá. Bà chủ quán khoe: "Trà Thái Nguyên lấy từ lò hẳn hoi". Còn chai nước trắng kia, bà cam đoan là nước sạch. Thế nhưng...
Điểm đến của đá cây là những quán nước. |
Nước sạch, chè xịn không lãi?
Cổng trường ĐH Công đoàn là khu vực cấm bán hàng rong nên các chủ quán cóc ở đây thường chỉ mang theo một vài chai nước, hơn chục chiếc cốc nhựa, kèm theo chồng ghế nhỏ để dễ chạy khi gặp công an tuần tra. Vì lý do đó lúc nào hết nước, bà chủ quán nước lại chạy sang ngõ nhỏ đối diện "tiếp tế".
Theo chân bà chủ, trước mắt chúng tôi là một thùng nước to không nhãn mác, cũng không thấy nắp đậy. Bà vô tư sục thẳng vỏ chai Coca Cola và cả nửa cánh tay vào thùng nước để lấy nước. Ở một quán nước trên đường Lê Văn Lương, chúng tôi không khỏi giật mình khi thấy người ta cho khách uống trà đá pha với nước bắt trực tiếp từ một vòi ở nhà vệ sinh.
Ở những quán cóc kiểu này, người ta cũng chỉ cần một xô nước nhỏ để vệ sinh những chiếc cốc sau khi khách uống. Mỗi khi khách đứng dậy trả tiền, chủ quán liền lấy cốc nhúng qua xô nước rồi lại úp vào khay. Một ngày đến hàng chục, có khi đến hàng trăm cái miệng ngậm vào một chiếc cốc nhưng cũng chỉ có từng ấy động tác và cũng chỉ có chừng ấy nước để rửa. Đó là còn chưa kể, chủ quán còn dùng khăn lau bàn để lau cốc chén.
Một chủ quán trà đá quen tại đường Văn Cao đánh bài ngửa: "Mỗi cốc trà đá bán 2.000 đồng. Nếu dùng nước lọc, chè xịn, đá sạch mà pha thì bằng hòa. Lấy đâu tiền mà cứ ngồi phơi mặt cả ngày ngoài trời". Theo chủ quán này, để kiếm lợi nhuận cao, người ta thường dùng chè tươi, chỉ cần 10.000 đồng là có thể dùng bán thoải mái cả ngày. Cũng một số quán dùng chè khô nhưng là loại vụn, giá thành rẻ nhất trên thị trường. Có thông tin một số có mối hàng lấy chè từ Trung Quốc, pha một lần được nhiều nước mà không mất mùi, giá thành lại siêu rẻ.
Một xô nhỏ, cả ngày dùng để tráng cốc. |
Nơi tiêu thụ đá cây
Để kiếm lời nhiều hơn từ trà đá, các quán cóc vẫn còn sử dụng đá bảo quản thực phẩm để tiêu thụ. Tại một cơ sở làm đá cây ở Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy), dù đã hơn 12h trưa nhưng ông chủ rất bận rộn chặt đá cho khách. Ông chủ bảo, khách hàng chủ yếu là các quán nhậu, quán cơm, quán nước của cả vùng Dịch Vọng, mua lẻ một vài cây về bán trong ngày.
Chợ Ngã Tư Sở có khá nhiều đại lý bán đá sỉ và lẻ. Họ giữ đá khỏi tan bằng cách vùi vào đống trấu hay phủ lên tấm chăn chiên, vài bao tải dứa cáu bẩn. Mỗi khi có khách mua hàng, người ta đặt cây đá lên bao tải đã trải sẵn dưới nền đất, rồi chặt khúc từng đoạn bán cho khách. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của các loại cây đá này, chúng tôi đều nhận được những cái lắc đầu và câu trả lời: "Ôi giời, đá ở đâu mà chẳng giống nhau!".
Ở ngay cổng chợ Thành Công A, đá cây được chất đống từ mờ sáng, đến trưa người mua lẻ sạch nhẵn, đầu giờ chiều lại được cung cấp một đống khác. Đá được kê trên tấm bạt đã nhàu nát và xung quanh là rác rưởi, ruồi nhặng bẩn thỉu. Trước đây, cơ sở này chủ yếu cung cấp đá bảo quản thực phẩm trong chợ. Mùa hè đến, họ phục vụ luôn đá lạnh cho các quán giải khát. Tất nhiên vẫn là thứ đá cây đó và vẫn được đặt ở chỗ mất vệ sinh như vậy. Không chỉ riêng điểm bán đá ở chợ Thành Công A, mà nhiều điểm bán đá cây khác trong thành phố cũng không đảm bảo vệ sinh, thường là đặt ngay vệ đường và khi đập đá, lấy đá chẳng thấy người ta đi găng tay bao giờ. Và thời tiết nắng nóng, giá đá tăng vọt, các chủ quán nước thường mua đá cây... cho rẻ.
Vẫn biết đá cây là một trong những nguồn lây của dịch tiêu chảy cấp cùng nhiều loại bệnh đường ruột khác, tuy nhiên, vì lợi nhuận, các quán nước vỉa hè vẫn ngang nhiên sử dụng phục vụ khách.
(Theo GiadinhNet)