Người tiêu dùng đang trong cơn bí bách khi giá cả các mặt hàng thiết yếu điện, gas, xăng tăng giá còn thực phẩm ngày càng mất an toàn.

Tâm điểm:Cú dội bom của điện, gas

Ngày 1/8 giá điện và giá gas đồng loạt tăng, cụ thể, gas tăng 8.000 đồng bình 12 kg, điện tăng 71,85 đồng/kWh.

Cụ thể, kể từ 1/8, giá bán điện bình quân là 1.508,85 đồng/kWh (chưa gồm VAT), tăng 71,85 đồng/kWh (5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng (1.437 đồng /kWh). Cùng một thời điểm, gas đã tăng giá thêm 8.000 đồng đối với bình 12 kg. Như vậy, giá gas đến tay người tiêu dùng là 384.000 – 390.000 đồng/kg. Tính từ đầu năm đến nay giá gas tăng ba lần với tổng cộng 22.000 đồng/bình 12 kg.

Hai mặt hàng nhiêu liệu quan trọng cho tiêu dùng và sản xuất cùng lúc tăng giá đã khiến co người dân và DN cảm thấy bị “sốc” và lo ngại giá cả nhiều mặt hàng khác sẽ đồng loạt tăng lên theo. Thực tế, với gas, điện, sữa, xăng tăng giá rồi đến thực phẩm cũng được các doanh nghiệp nâng giá bán, các siêu thị và cửa hàng phải tăng giá theo đang khiến người dân thực sự lo lắng.

Nóng: Thịt lợn bẩn, gạo nhiểm độc

Heo thối vẫn có dấu kiểm dịch

Ngày 13/7, khi kiểm tra xe tải chở hàng đông lạnh mang biển kiểm soát 52ND - 3532 do tài xế Nguyễn Đình Điển (SN 1974, quê Hưng Yên) khi xe này đang giao hàng ở gần khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương), lực lượng chứng năng phát hiện 10 thùng xốp chứa gần 100 con heo sữa bốc mùi hôi thối.

Tài xế cho biết, số hàng trên là của Nguyễn Hồng Thanh (SN 1983, ngụ tại xã Long Vĩnh, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang). Tại cơ quan chức năng, Toàn bộ số heo sữa này nếu được trót lọt sẽ được giao cho nhiều nhà hàng ở Quận 5 và Quận 1 (TP.HCM).

{keywords}

Trong quá trình kiểm tra cốp xe máy của Nguyễn Hồng Thanh, lực lượng chức năng đã phát hiện một con dấu giả mang dòng chữ Chi cục thú y tỉnh Quãng Ngãi, mã số 35011. Mục đích của việc làm con dấu giả này để đóng lên con heo để thể hiện là con heo này đã qua kiểm dịch và được đóng dấu đàng hoàng.

Màng bọc thực phẩm Trung Quốc gây vô sinh

CCTV ngày 28/7 công bố 15 trong số 16 loại màng bọc bảo quản thực phẩm PVC có chất dẻo cấm sử dụng DEHA - chất phá hỏng hệ sinh dục và hệ nội tiết. Hiện nay trên thị trường Việt Nam, loại màng bọc thực phẩm rất đa dạng và phong phú về chủng loại và chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ. Theo đó, trên thị trường hiện nay các loại màng bọc thực phẩm có giá từ 10.000 đến hơn 200.000 đồng/ sản phẩm, tùy theo kích cỡ và nguồn gốc.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, ở Việt Nam hiện nay, các cơ quan có chức năng vẫn chưa thể kiểm soát hết được chất lượng sản xuất của loại vật liệu làm nên sản phẩm này. Vì thế, có những xưởng sản xuất họ cho thêm nhiều chất không được phép vào chất hoá dẻo CD (catdimi) giúp nilon mềm, dẻo hơn. Chất này rất độc hại cho cơ thể con người như gây ra các bệnh nan y, ung thư vì khi nấu lên ở nhiệt độ cao, các chất trong nilon sẽ bị thôi ra và ngấm vào thực phẩm. Do vậy, nó hoàn toàn bị cấm sử dụng để chế tạo các đồ dùng liên quan đến thực phẩm.

Tẩy sạch trứng lậu bằng hóa chất độc hại

Theo giới kinh doanh, có chưa tới 1/2 lượng trứng gà, vịt bày bán tại TP HCM là có kiểm soát từ cơ quan thú y, còn lại đều là hàng trôi nổi không có kiểm dịch. Trứng gà, vịt không có bao bì, không nhãn mác được vận chuyển, bày bán khá nhiều.

Theo giới chuyên môn, trứng gia cầm cho dù có bao bì, nhãn mác nhưng phần lớn đều là hàng chưa qua kiểm dịch từ cơ quan thú y. Trứng không kiểm dịch còn được các điểm kinh doanh xử lý, làm sạch bằng cách ngâm thuốc tẩy. Hóa chất này dễ dàng ngấm vào lòng trứng, có thể gây ngộ độc cho người sử dụng.

{keywords}

Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP HCM, cho biết tình trạng kinh doanh trứng gia cầm không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y trên địa bàn TP khá phổ biến. Hầu hết các cơ sở kinh odnah phân phối trứng không đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Hóa chất độc hại tẩy gạo mốc thành gạo thơm

Để có những hạt gạo trắng tinh thường được bày bán ngoài chợ, nhiều nhà máy xay xát đã dùng hóa chất độc hại để tẩy trắng gạo, thổi cơm nở gấp đôi, biến gạo mốc meo trở nên trắng thơm…, những hóa chất như vậy đã bị cấm ở nhiều nước vì gây suy gan, thận, ung thư.

Ví dụ, muốn gạo Tám Thơm, gạo Hương Lài… khi nấu thành cơm có mùi thơm nồng đặc trưng thì cần pha 1 muỗng bột tạo mùi với 5 lít nước cho 100kg gạo. Sau đó, tưới đều lên gạo ủ trong vòng 15 phút rồi cho vào máy đánh bóng gạo, từ đó sẽ được mùi hương như cũ.

Ngoài việc tẩy trắng, chất này còn có thể làm nở cơm hết cỡ khi nấu. Ví dụ, 10kg gạo làm trắng bằng bột này thì khi nấu sẽ nở bằng 20kg gạo không dùng chất tẩy trắng. Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì khó có thể nhận biết được đâu là gạo mới và đâu là gạo mốc vừa được hóa phép.

{keywords}

Theo ông Trần Văn Thanh, Giám đốc Cty Hóa chất Minh Thanh (chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh), những loại hóa chất trên là loại bột bezoyl peroxide và calcium peroxide chuyên để tẩy trắng gạo và mì mà Trung Quốc đã cấm lưu hành trong chế biến thực phẩm vì dùng quá liều sẽ gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa, gây tử vong. Loại chất chống mốc là chất deltamethrin chuyên sử dụng diệt côn trùng và khử trùng.

Dấu ấn: Sợ bão dân đội mưa mua sắm, rau tăng giá 3 lần

Bão số 5 đổ bộ vào đất liền, Hà Nội có mưa lớn kéo dài khiến giá rau xanh tại các chợ tăng chóng mặt. Nhiều loại rau khan hàng, giá còn tăng gấp đôi, gấp ba lần so với ngày trước bão.

Mặc dù rau xanh vừa mới tăng giá mạnh do đợt mưa lớn kéo dài nhưng vào sáng ngày 3/8 khi bão số 5 đổ bộ vào đất liền, giá rau củ quả tại các chợ trên địa bàn Hà Nội đã tăng đồng loạt, nhiều loại giá còn tăng gấp đôi, gấp ba lần so với trước ngày mưa bão.

{keywords}

Các tiểu thương cho biết, giá rau xanh có xu hướng tăng mạnh từ mấy ngày hôm trước sau khi bị ảnh hưởng của đợt mưa lớn kéo dài. Nay, cơn bão số 5 đổ bộ khiến Hà Nội mưa lớn, nguồn rau đổ về chợ giảm mạnh, khan hàng nên giá đã tăng mạnh. Rau dền bình thường chợ chỉ bán giá 2.000 đồng/mớ nay đã tăng lên 6.000 đồng/mớ, cao gấp 3 lần ngày thường.

{keywords}

Sáng 3/8, mặc dù trời mưa to tầm tã suốt từ sớm nhưng nhiều người dân vẫn đổ ra các chợ để mua dự trữ thực phẩm. Nhiều người dân cho biết, họ mua nhiều thực phẩm đủ dùng cho mấy ngày vì lo mưa bão gây ngập lụt. Bên cạnh thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, mặt hàng được nhiều người mua dự trữ là nến, pin để đề phòng tình huống mất điện.

Nhị Anh (tổng hợp)