Giả tàn tật, giả đau đớn, giả làm nhà sư... Rất nhiều người khỏe mạnh nhưng lười biếng đã và đang lợi dụng lòng từ thiện của nhiều người để kiếm tiền phục vụ mục đích ăn chơi trác táng của mình.
Mỗi ngày dày mặt hay giả vờ đau đớn, lê lết như vậy, một kẻ giả danh ăn mày có thể kiếm ngon ơ 5 - 6 triệu đồng. Nhiều người phải thốt lên, thời buổi này, ăn xin ăn mày ở đâu ra lắm thế.
Người ăn xin thật giả lẫn lộn, làm sao phân biệt? |
Một thanh niên giả sư xin tiền tại cầu vượt đi bộ gần Suối Tiên (TP.HCM). Vị "sư" này hành nghề từ thứ hai đến thứ sáu, khoảng 4 - 5h chiều; thứ bảy, chủ nhật, hay ngày lễ thì "trụ trì" cả ngày vì thời gian này có nhiều người tới đây vui chơi.
Thời gian có nhiều khách đi chơi cũng là thời gian "làm việc" của vị "sư". Ảnh: Infonet |
Nhiều người bán hàng ở khu vực này rất hồ hởi kể về anh chàng “sư” nhiều trò mà theo họ là quái đản như chặn xe, lân la tiếp chuyện người vừa dừng xe máy, chủ yếu là xe tay ga, nhất là nam thanh niên trẻ, rồi xin tiền, xin số điện thoại. Khá nhiều người cho 10.000 - 50.000 đồng. Thậm chí phí vệ sinh 2.000 đồng/lần, nhưng “sư” xin đi chịu, bảo mai trả rồi quỵt luôn”.
Thích lân la bắt chuyện với các nam thanh niên. Ảnh: Infonet |
Một kẻ giả danh nhà sư khác thậm chí xông cả vào quán cắt tóc gội đầu, đi vào các khu chợ, quán hàng để xin tiền.
Xông vào quán cắt tóc, gội đầu... Ảnh: GDVN |
Vào hàng ăn. Ảnh: GDVN |
Khi phát hiện có người quay phim, kẻ giả mạo nhà sư đi khất thực xin tiền tìm đường thoái lui. Ảnh: GDVN |
...bỏ chạy thục
mạng. Ảnh: GDVN |
Không quên quay lại đe dọa phóng
viên. Ảnh: GDVN |
Chiêu giả đau đớn, bại liệt cũng được nhiều kẻ lợi dụng. Người phụ nữ ăn xin này chừng 50 tuổi. Ngày nào bà ta cũng dán băng thương vào mũi, tay, chân, ăn mặc rách rưới, dơ bẩn để xin tiền. Địa điểm hành nghề của bà ta là cầu vượt dành cho người đi bộ tại Khu du lịch Suối Tiên.
Bà thường cầm mấy tờ vé số cũ, sổ dò vé số để qua mặt các cơ quan chức năng khi
kiểm tra. Ảnh: Infonet |
Một tay “cái bang” giả dạng có tiếng, lết trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường
Tân Hưng, Quận 7, TP HCM. Ảnh: Tuổi trẻ |
Dưới đây là hình ảnh trước nhà thờ Chí Hòa ở 149 đường Bành Văn Trân phường 7 quận Tân Bình. Người phụ nữ trạc 30 tuổi bồng đứa con nhỏ chừng 2 tuổi, miệng kêu la, bên cạnh là đứa lớn hơn, mệt mỏi gục đầu xuống đường, rất đáng thương. Họ được khá nhiều người cho tiền. Nhưng thực ra chị ta chỉ huy một nhóm trẻ chuyên ăn xin tại nhà thờ.
Mẹ con ư? Ảnh: SGGP |
Cùng với vài người nữa, cuối ngày họ lại gặp nhau để chia tiền. Ảnh: SGGP |
Hai tay 2 điện thoại để... điều hành. Ảnh: SGGP |
Luôn xuất hiện với đôi chân lở loét và dáng đi tập tễnh, có vẻ rất đau đớn. Ảnh: GDVN |
Gã ăn xin lê từng bước chân khó nhọc ra đường mỗi khi tín hiệu đèn đỏ bật lên để xin tiền người đi đường và khách du lịch vãn cảnh Văn Miếu. Đôi mắt gã ăn xin tội nghiệp đưa rất nhanh để kịp nhận ra đâu là xe sang, đâu là người có “tiềm năng” cho mình nhiều tiền rồi lết thật nhanh về phía họ, gương mặt nhăn nhó, đau đớn.
Ngày rằm, mùng một, gã di chuyển về chùa Quán Sứ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để “tăng thêm thu nhập”.
Rất nhiều người đã cảm thương và cho gã tiền. Thế nhưng tối đến gã lột xác thành một thanh niên bảnh bao đi xe Nouvo. Gã còn có hẳn ngôi nhà hai tầng nằm trên phố Phan Văn Trị (Đống Đa, Hà Nội).
Ai nghĩ đây là anh chàng ăn xin ở ngã tư Văn Miếu. Ảnh:GDVN |
M. Thư (tổng hợp)