Sau 2 năm gián đoạn do dịch COVID-19, năm nay, Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai sẽ diễn ra từ ngày 25-27/4 (tức ngày 25-27 tháng 3 âm lịch) tại huyện Mèo Vạc.

Với chủ đề 'Phiên chợ tình ca,' Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2022 sẽ diễn ra tại khu vực Mê cung đá, xã Khâu Vai và sân vận động trung tâm huyện Mèo Vạc.

Sau 2 năm gián đoạn do dịch COVID-19, năm nay, Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai sẽ diễn ra từ ngày 25-27/4 (tức ngày 25-27 tháng 3 âm lịch) tại huyện Mèo Vạc.

Tối nay, 26/4 (tức ngày 26/3 âm lịch), chương trình khai mạc lễ hội và đón Bằng công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia: Tập quán xã hội và tín ngưỡng Chợ Phong lưu xã Khâu Vai sẽ diễn ra tại sân khấu Mê cung đá, xã Khâu Vai.

Trong khuôn khổ lễ hội, chuỗi các hoạt động đặc sắc, hấp dẫn mang đậm bản văn hóa sắc dân tộc tại Hà Giang sẽ diễn ra như hội thi người đẹp miền Cao nguyên đá vào tối 25/4 tại sân vận động huyện Mèo Vạc; lễ dâng hương và lễ cầu duyên tại miếu Ông, miếu Bà, xã Khâu Vai; Lễ cầu an tại sân Mê cung đá xã Khâu Vai.

Nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống được tổ chức tại khu vực Mê cung đá và trung tâm xã Khâu Vai như trình diễn thổi khèn Mông của xã Sủng Trà và thị trấn Mèo Vạc; hát dân ca dân tộc Nùng, dân ca dân tộc Giáy; múa trống đồng, múa kéo nhị của dân tộc Lô Lô, thị trấn Mèo Vạc; múa nón, múa khăn của dân tộc Giáy thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà; múa kiếm của dân tộc Giáy xã Nậm Ban; múa nhảy lửa của dân tộc Lô Lô, xã Xín Cái; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, thị trấn Mèo Vạc; Múa trống của dân tộc Giáy thôn Nà Trào, xã Tát Ngà; Hát đối giao duyên qua ống dây của dân tộc Mông các xã: Lũng Pù, Giàng Chu Phìn; Múa, thổi khèn đơn, khèn đôi của dân tộc Mông xã Sủng Trà...

Chợ tình Khâu Vai hay còn gọi là “Chợ phong lưu,” có từ khoảng năm 1919 tại xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, Hà Giang)

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, du khách có thể tham quan các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng, ẩm thực của địa phương ngay tại các địa điểm tổ chức lễ hội và tham gia chuỗi hoạt động tham quan, trải nghiệm, như khám phá thung lũng hoa Tam giác mạch, hoa Sao nhái tại Mê cung đá (xã Lũng Pù, Khâu Vai); Khám phá chinh phục tuyến đi bộ Vách đá thần Mã Pì Lèng; tham quan, chụp ảnh Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi; đi thuyền trên lòng hồ thủy điện Nho Quế 1 ngắm hẻm vực Tu Sản, Mã Pì Lèng; tham quan, chụp ảnh cầu tình yêu tại Mê cung đá, xã Khâu Vai…

Lên Hà Giang đi chợ Khâu Vai

Hà Giang là địa bàn cư trú của 17 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, là nơi có nền văn hóa đặc sắc và phong phú.

Trải qua thăng trầm, những biến cố của lịch sử và sự phát triển kinh tế-xã hội, đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) cơ bản vẫn giữ được bản sắc riêng, với nhiều nét văn hóa đặc trưng và độc đáo.

Hà Giang là địa bàn cư trú của 17 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, là nơi có nền văn hóa đặc sắc và phong phú.

Chợ tình Khâu Vai hay còn gọi là “Chợ phong lưu,” có từ khoảng năm 1919 tại xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, Hà Giang), đây là phiên chợ truyền thống của đồng bào dân tộc vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.

‘Khau Vai’ trong tiếng Tày-Nùng nghĩa là ‘đèo gai’. Nhưng nhiều tư liệu dùng chệch thành ‘Khâu Vai’.

Ban đầu chợ không phải để buôn bán sản phẩm gì, mà chỉ là nơi người ta tìm đến với nhau. Vì đường xá xa xôi nên trước ngày phiên chợ diễn ra, nam nữ khắp các bản làng xa xôi xúng xính váy áo, hàng hóa để cùng nhau xuống núi nhằm kịp dự chợ phiên. Do đó tối hôm đó là ngày hội đúng nghĩa, khi trai gái được gặp nhau, những người thân yêu, những người bạn hoan hỉ mừng vui bên chén trà, chén rượu, bên câu hát, điệu khèn, tiếng sáo...

Cũng trong phiên chợ này, cũng là dịp để những người phải xa nhau do tình duyên trắc trở, gia đình ngăn cấm, hoặc những lý do khác mà không thể đến được với nhau có cơ hội gặp lại nhau. Mỗi người đều ôm một đoạn tâm tư không dứt như truyền thuyết về chàng Ba và nàng Út năm xưa. Bởi vậy ngày này là để họ có thể tâm sự hàn huyên, thông báo tình hình hiện tại của nhau.

 Hết phiên chợ, họ lại quay về cuộc sống thường ngày, hẹn đến chợ năm sau lại tới.

Ngày nay, không phải chờ cả năm mới có một lần, chợ tình Sa Pa được diễn ra vào tối thứ bảy hàng tuần tại khu vực nhà thờ đá Sa Pa. Phiên chợ không chỉ đơn thuần là nơi hò hẹn của lứa đôi mà còn là điểm du lịch độc đáo của thị trấn trong sương này. Tham gia chợ tình là cơ hội để du khách có những trải nghiệm thú vị về con người và bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng Tây Bắc.

Yên Minh