7h30 phút tại bến cảng Lý Sơn, hàng ngàn người dân và các họ tộc trên huyện đảo đã có mặt tại đây để rước bằng di tích Quốc gia Đình làng An Vĩnh và bằng di sản văn hóa phi vật thể Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.
8h, tại đền làng An Vĩnh, sau khi đại diện Cục di sản văn hóa đọc hai quyết định trên, ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã trao bằng cho các tộc họ trên huyện đảo.
Những chiếc thuyền hùng bình đã dần dần thẳng tiến ra Hoàng Sa
Ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn nhấn mạnh: Đình làng An Vĩnh được xây dựng vào thế kỷ 18, là di tích có giá trị lịch sử to lớn trong việc chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nơi đây, trước khi đội Hoàng Sa làm lễ xuất binh đi Hoàng Sa, họ làm lễ báo với thần linh, với tổ tiên nhiệm vụ vâng lệnh triều đình ra khai thác sản vật và cắm mốc chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chính quyền, người dân và đặc biệt là các thế hệ của 13 dòng họ trên huyện đảo Lý Sơn đã hết lòng gìn giữ, bảo vệ ngôi đình. Hôm nay, cùng một lúc, chính quyền và nhân dân huyện đảo lý Sơn vui mừng đón nhận bằng di tích, di sản cấp quốc gia.
Việc công nhận di tích Quốc gia đình làng An Vĩnh và công nhận Lễ khao lề Thế lính Hoàng Sa là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, trở thành niềm tự hào đối với người dân huyện đảo Lý Sơn và tỉnh Quảng Ngãi.
Rước bằng di tích qua các khu dân cư
Lãnh đạo Bộ VHTT&DL trao 2 bằng cho các tộc họ trên huyện đảo
Hát bả trạo tại lễ khao lề
Nghi thức lễ khao lề
Lễ cúng tế
Đọc văn tế các hùng bình Hoàng Sa
Thổi ốc u, một nghi thức không thể thiếu trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa
Sau lễ cúng tế, các đội lễ đã rước các mô hình thuyền hùng binh ra biển